1. Kiến thức
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần:
- Trình bày được những thành tựu điển hình của văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phân tích được nét chính của bản sắc văn hóa Việt Nam, giải thích được sự giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác (tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo)
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác và xử lý tư liệu lịch sử; năng lực tư duy lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước; ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, biết kết hợp văn hóa truyền thống với hiện đại.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu và tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa của dân tộc ta thời phong kiến (từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX).
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giúp học sinh lí giải được tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo; sự hưng, suy giáo dục Nho học; sự phát triển của dịng văn học chữ Hán, Nơm, dân gian..
- Năng lực vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn như biết tìm hiểu thơng tin lịch sử về các nhân vật lịch sử như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du..; biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ mơn Văn học, Địa lí..giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới.