3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ
3.7. Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu lịch sử để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa.
động ngoại khóa.
Để thực hiện mục tiêu mơn học ở trường phổ thơng, ngồi việc tiến hành bài học nội khóa, ngoại khóa là một hình tổ chức dạy học được học sinh rất thích thú. Thơng qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh được bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và phát triển các năng lực của bản thân.
Về mặt kiến thức, hoạt động ngoại khóa làm sâu sắc và phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú học tập lịch sử. Khi có hứng thú, học sinh sẽ học tập tự giác, tích cực, chủ động do đó sẽ giúp học sinh nhớ lâu kiến thức.
Về kĩ năng, hoạt động ngoại khóa khơng bị bó buộc trong phạm vi lớp học nhỏ hẹp, hồn tồn mang tính tự nguyện. Các em có thể tự chọn và tham gia một cơng tác hợp với sở thích và trình độ của mình nên học sinh được thoải mái thể hiện sự sáng tạo, làm nẩy sinh và phát triển hứng thú của học sinh. Hoạt động ngoại khóa cịn giúp học sinh đem những kiến thức đã học, những kĩ năng đã được rèn luyện trong giờ nội khóa vận dụng vào cơng tác thực tế như sưu tầm tư liệu, cơng tác xã hội...qua đó rèn luyện cho học sinh năng lực hành động.
Về giáo dục, hoạt động ngoại khóa góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh, giúp các em được rèn luyện tính kỉ luật, biết u lao động, biết đồn kết giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ chung.
Cùng giải quyết nhiệm vụ chung của q trình dạy học, bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa ln có mối quan hệ chặt chẽ, khơng tách rời nhau. Mặc dù được thực hiện ngoài giờ lên lớp nhưng nội dung của hoạt động ngoại khóa bao giờ cũng xuất phát từ những kiến thức cơ bản của sách giáo khoa mà trong thời gian có hạn trên lớp, giáo viên khơng thể đi sâu phân tích tất cả các
nội dung học tập. Chính vì vậy, hoạt động ngoại khóa cho phép giáo viên có thể thiết kế các kế hoạch hoạt động phù hợp với bài nội khóa, phù hợp với nguyện vọng và sở trường của học sinh. Hoạt động ngoại khóa góp phần làm phong phú, sâu sắc, toàn diện các tri thức lịch sử mà học sinh đã lĩnh hội ở trên lớp, hoàn thành được các yêu cầu về bồi dưỡng kiến thức, phát triển và giáo dục học sinh.
Trong hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc tư liệu lịch sử để chuẩn bị cho các hoạt động dưới đây:
*Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu lịch sử để chuẩn bị tham gia kể chuyện lịch sử.
Kể chuyện lịch sử là một hình thức hoạt dọng ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác dụng giáo dục cao. Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các sự kiện cơ bản trong bài học, chân xác, tránh những chi tiết li kì khơng có giá trị khoa học, khơng phù hợp với u cầu học tập.
Kể chuyện bao giờ cũng có chủ đề và có tình tiết, làm cho người nghe xúc động như được sống lại với sự kiện ấy. Nội dung bài kể chuyện khơng chỉ có khối lượng sự kiện, tri thức được cung cấp mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật, hiện tượng. Nếu tính lơgic của câu chuyện kể được xây dựng trên cơ sở những sự kiện, tri thức chính xác thì nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thơng thường một câu chuyện kể bao gồm những yếu tố như giới thiệu vấn đề, tình huống được đặt ra, diễn biến sự kiện, kết thúc và mang kịch tính cao. Một câu chuyện được bố cục như vậy mang kịch tính cao, dẫn dắt người nghe qua các sự kiện, làm cho họ ngày càng hứng thú. Sự hứng thú của người nghe khơng phải chỉ vì được cung cấp các sự kiện chi tiết hay hấp dẫn mà cịn vì nội dung giáo dục của câu chuyện.
Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX) ”, giáo viên
tổ chức ngoại khóa dưới hình thức kể chuyện lịch sử, yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu lịch sử viết về thân thế và công lao của Lê Lợi đối với sự nghiệp cứu nước sau đó kể lại cho cả lớp hoặc tồn khối nghe. Học sinh sẽ nghiên cứu tư liệu dưới sự định hướng của giáo viên để xây dựng lại câu chuyện và trình bày.
Với hoạt động ngoại khóa trên giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức về thân thế và công lao của Lê Lợi đối với sự nghiệp cứu nước. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập với các tư liệu lịch sử và kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước tập thể.
*Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu lịch sử để chuẩn bị cho trao đổi, thảo luận.
Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức khoa học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Có nhiều cách tiến hành trao đổi, thảo luận. Có thể tiến hành trao đổi, thảo luận trong phạm vi lớp. Đối với học sinh trung học phổ thông, những cuộc trao đổi thảo luận không chỉ để ghi nhớ nội dung một vấn đề mà chủ yếu là khơi dậy những suy nghĩ độc lập của các em. Chủ đề nêu ra phải là những vấn đề lớn, tiêu biểu, điển hình, nhận được sự quan tâm của xã hội và mang tính thời sự sâu sắc. Trong q trình trao đổi, giáo viên đóng vai trị quan trọng trong việc điều khiển, định hướng tư duy của các em vào các nội dung chính cần thảo luận, giáo viên cần động viên gợi ý để tất cả học sinh đều mạnh dạn đề xuất và mong muốn của mình được thể hiện ý kiến trước tập thể. Giáo viên đóng vai trị như một người trọng tài, phân định đúng sai để các em biết khiêm tốn, lắng nghe và phản biện khi cần thiết. Cuối cùng, giáo viên là người khái quát vấn đề, nhận xét và kết luận.
Ví dụ: Trao đổi, thảo luận về “ Vai trò vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc”. Để trao đổi, thảo luận vấn đề này, giáo viên giới thiệu học sinh đọc các tư liệu lịch sử như:
- Bài “Nhìn lại một số việc làm của nhà Mạc” trong cuốn “ Nhà Mạc và
dòng học Mạc trong lịch sử” của Giáo sư,Tiến sĩ Trương Hữu Quýnh – Trường
Đại học sư phạm Hà Nội
- Bài “Những đóng góp của vương triều Mạc với kinh thành Thăng
Long” trong “Báo nhân dân” của Tiến sĩ Nguyễn Doãn Tuân, Nguyễn Tuyết
Anh.
- Bài “Những đóng góp của vương triều Mạc trong sự nghiệp phát
triển,văn hóa giáo dục dân tộc” của Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc.
Trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu lịch sử, học sinh trao đổi, thảo luận rút ra được những đóng góp của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc. Việc làm này có tác dụng lớn khơng những giúp học sinh củng cố, bổ sung và hoàn thiện kiến thức về vương triều Mạc mà góp phần xóa bỏ đi những thành kiến, định kiến về nhà Mạc của các sử gia phong kiến trước đây coi nhà Mạc là “Ngụy triều” tức là đã phủ nhận những đóng góp chung của nhà Mạc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hố, giáo dục và nghệ thuật; giúp học sinh có cái nhìn khách quan về các sự kiện hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Qua đó rèn luyện cho học sinh sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo; giáo dục ý thức bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, góp phần phát triển tư duy tích cực, độc lập của học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập bộ môn.
*Hướng dẫn học sinh đọc tư liệu lịch sử để chuẩn bị tham gia dạ hội lịch sử
Dạ hội lịch sử là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả học sinh trong lớp, trường tham dự. Lực lượng tham gia dạ hội lịch sử thường có 2 nhóm, một số ít học sinh tham gia biểu diễn và đông đảo học sinh khác là khán giả. Đối với cả hai nhóm, dạ hội lịch sử có tác dụng củng cố, làm
sâu sắc, phong phú thêm nhiều tri thức khoa học và nghệ thuật, gợi dậy những xúc cảm làm cơ sở để giáo dục tình cảm bồi dưỡng óc thẩm mĩ, gây hứng thú học tập bộ môn. Việc sử dụng tư liệu lịch sử, phân tích tác phẩm văn học, nghiên cứu cách trình bày, thể hiện nội dung các tác phẩm văn học, những tiết mục văn nghệ...khơng chỉ làm phong phú kiến thức mà cịn rèn luyện năng lực độc lập làm việc, bồi dưỡng năng khiếu biểu diễn và cảm thụ nghệ thuật cho học sinh.
Chủ đề của dạ hội lịch sử rất phong phú như chủ đề về lịch sử địa phương, về vấn đề cuộc sống hiện nay . Để tiến hành dạ hội có hiệu quả, phải thực hiện các yêu cầu sau:
Thứ nhất, dạ hội phải có mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển rõ rệt. Thông qua dạ hội lịch sử, học sinh phải được bồi dưỡng về lòng tin đối với cách mạng, với quần chúng nhân dân, thắt chặt hơn tình đồn kết và củng cố thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện năng lực tư duy và hành động.
Thứ hai, dạ hội phải thu hút được học sinh tham gia, phải phát huy năng lực độc lập, tính tích cực chủ động hoạt động và tinh thần tập thể của học sinh. Khi giao công việc cho học sinh, phải tùy theo nội dung, trình độ và năng khiếu của mỗi em. Việc lựa chọn học sinh ở các khối lớp tham gia luyện tập biểu diễn các tiết mục văn nghệ không làm ảnh hưởng tới việc học tập và các hoạt động khác của học sinh.
Thứ ba, linh hoạt và da dạng hóa các hình thức tổ chức. Phải kết hợp giữa thi tìm hiểu kiến thức với biểu diễn văn nghệ, giữa hoạt động tuyên truyền với thi đố vui lịch sử...
Ví dụ, trong phần Lịch sử Việt Nam thời phong kiến (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh buổi dạ hội lịch sử kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789).
Mục tiêu của buổi dạ hội:
- Về mặt kiến thức: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện hệ thống kiến thức cơ bản đã được học trong giờ học nội khóa về cuộc kháng chiến chống Thanh của nghĩa quân Tây Sơn với trận đánh tiêu biểu Ngọc Hồi – Đống Đa; nâng cao nhận thức cho học sinh về ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
- Về tư tưởng, thái độ: Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc; bồi dưỡng học sinh lý tưởng sống, có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay; tạo niềm yêu thích, say mê học tập và khám phá lịch sử.
- Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng diễn xuất, hùng biện trước đám đông; phát triển tư duy lịch sử, tranh biện, phát triển các năng lực chuyên biệt (múa hát, diễn kịch, dẫn chương trình ...).
Kế hoạch tổ chức:
- Ngay từ đầu năm học, tổ chun mơn phải xây dựng kế hoạch kỉ niệm. Nhóm chun mơn lịch sử chịu trách nhiệm chính trong chuẩn bị nội dung câu hỏi, duyệt kịch bản, tiểu phẩm của các cá nhân và tập thể học sinh tham gia. Các nhóm chuyên mơn cịn lại chịu trách nhiệm các khâu tổ chức khác.
- Chủ đề dạ hội được cơng bố trước để học sinh có thời gian tham gia tìm hiểu và tập luyện.
- Giáo viên và học sinh toàn trường tham gia - Địa điểm tại sân khấu trường
- Gồm 3 đội chơi ở 3 khối lớp, mỗi đội chơi gồm có 3 em.
Chương trình của buổi dạ hội gồm 5 phần thi:
- Phần 1: Nói chuyện lịch sử “Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa -Trang sử vẻ vang của dân tộc”.
Phần này do giáo viên phụ trách, chủ yếu trình bày khái quát những nét cơ bản về trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Để minh họa cho phần này và thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh dễ dàng hình dung những sự kiện lịch sử đã qua, giáo viên sử dụng phim tư liệu “Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy” trong kí ức Hà Nội trình chiếu kết hợp với trình bày.
- Phần 2: Khởi động
Các đội chơi bước vào phần thi đầu tiên với nội dung thi chủ yếu đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ trả lời nhanh, do đó câu hỏi và đáp án phải thật ngắn gọn. Mỗi đội chơi có 30 giây để trả lời câu hỏi. Nội dung câu hỏi tập trung vào vương triều Tây Sơn. Các câu hỏi được thiết kế sẵn trên màn hình và sau 30 giây các đội phải đưa ra phương án trả lời.
- Phần 3: Văn nghệ
Giáo viên chọn khoảng 3 – 4 tiết mục văn nghệ do học sinh chuẩn bị, có thể loại phong phú và phù hợp với chủ đề dạ hội như bài hát “Lên đàng” của nhạc sĩ Lê Hữu Phước, tiết mục múa hát “Ngọc Hồi Đống Đa – Bản hùng ca bất tử ” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Lựu do một nhóm học sinh nam nữ trình bày. Những tiết mục văn nghệ này có tác dụng giúp cho khán giả được sống trong khơng khí hào hùng lịch sử và tạo thời gian để các đội chuẩn bị cho phần thi sau.
- Phần 4: Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
Mỗi đội chơi có 5 từ chìa khóa về khái niệm, địa danh, nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến vương triều Tây Sơn. Mỗi đội chơi cử ra hai người hiểu ý nhau. Khi tham gia trò chơi này, cả hai người áp lưng lại với nhau; trong vịng 60 giây một bạn nhìn vào màn hình gợi ý, dùng lời nói hoặc hành động để diễn đạt mà khơng được phép lặp lại từ chìa khóa, cũng khơng được sử dụng tiếng
Anh hoặc tiếng địa phương để dịch từ đó; bạn cịn lại quay lưng lại (khơng được nhìn lên bảng) sẽ đốn từ theo gợi ý của bạn mình để trả lời. Lưu ý, trong quá trình trả lời, nếu thấy câu hỏi khó, người chơi có quyền bỏ qua, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Như vậy với trị chơi này khơng những giúp học sinh hào hứng mà còn rèn luyện khả năng phán đốn, ơn lại kiến thức lịch sử.
- Phần 5: Hùng biện
Ban tổ chức chuẩn bị sẵn các chủ đề hùng biện và đánh số thứ tự. Mỗi đội cử một đại diện có khả năng hùng biện tốt nhất, sau khi bốc thăm câu hỏi, người chơi có 1 phút suy nghĩ và 3 phút bình luận. Ban giám khảo sẽ đánh giá phần thi hùng biện dựa theo các tiêu chí sau: hình thức ( ngơn ngữ diễn đạt, văn phong) và nội dung ( đúng chủ đề). Ở phần này, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi hùng biện như sau: Nếu có một bạn nước ngồi quan tâm đến lịch sử Việt Nam, rất muốn đến thăm Gò Đống Đa nhân kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, em sẽ viết thư khuyên bạn ấy như thế nào? Hay ca ngợi về vua Quang Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài “Lịch sử nước ta” như sau:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu.
Ơng đã chí cả mưu cao, Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung, Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.”
Em có suy nghĩ gì về lời đánh giá này?
Hay nêu trách nhiệm của thế hệ thanh niên và học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.