Những đóng góp của vương triều Mạc trong sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 71 - 72)

- Thiên chúa giáo:

2.Những đóng góp của vương triều Mạc trong sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục.

văn hóa- giáo dục.

“Nhà Mạc rất chú trọng phát triển nhân tài trong nước và tổ chức đều đặn

các kì thi 3 năm một lần, từ khi tồn tại đến năm tồn tại cuối cùng. Năm 1592, dù quân Nam triều tiến ra đánh chiếm, chiến sự đã áp sát kinh thành Thăng Long, Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi cử đúng định kì ở bên kia sơng Hồng. Việc chọn sĩ tử tới ra đề, quan coi thi, tổ chức thi, lệ ban thưởng bia đá đều theo nếp cũ của nhà Lê sơ”

(Viện sử học,1996, tr199)

“Sau khi lên nắm quyền, trong việc xây dựng và củng cố thể chế nhà nước, Mạc Đăng Dung đã hoàn toàn theo “phép cũ” của nhà Lê. Đặc biệt, họp Mạc đã rất chú trọng tới việc đào tạo cho vương triều mình một đội ngũ quan lại thông qua giáo dục khoa cử. Đây là một rong những chính sách đối nội quan trọng của nhà Mạc. Do vậy, họ Mạc sẽ phải dùng Nho giáo, dựa vào Nho giáo.

Như đã biết, ngay từ khi nho giáo du nhập vào Việt nam chính chính giáo dục – khoa cử đã đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải những nội dung của Nho giáo. Đến thời Lê sơ, khi Nho giáo trở thành quốc giáo thì các ơng vua đầu thời Lê, đặc biệt Lê Thánh Tông đã xây dựng một hệ thống giáo dục – khoa của tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương .

Nhà Mạc thay thế nhà Lê trong hoàn cảnh một bộ phận không nhỏ các sĩ phu quan liêu nhà Lê khơng ủng hộ và đang tìm cách chống lại, nhằm khơi phục vương triều cũ. Họ Mạc cũng hiểu rằng cơ sở nền tảng của xã hội và do đó sẽ là cơ sở của bộ máy cai trị chính quyền vương triều Mạc vẫn sẽ là dùng Nho giáo, sử dụng Nho giáo để nắm sĩ phu. Bên cạnh đó, tập đồn Lê – Trịnh đang nổi lên ở phía Nam khiến nhà Mạc phải tìm mọi cách để tranh giành sĩ phu với nam triều. Bởi vậy, hàng năm nhà Mạc đã tiến hành đều đặn các kỳ thi tuyển chọn nhân tài.

Trong suốt thời kỳ thống trị của nhà Mạc, không năm nào nhà Mạc khơng tổ chức thi cử. Ngay trong những năm có nhiều biến loạn, những năm nhà Mạc bị thất bại liên tiếp, triều đình nhà Mạc vẫn tổ chức các kỳ thi, năm 1592 quân Mạc bị thua lớn, quân Trịnh Tùng kéo vào tàn phá kinh thành, nhưng sau khi Trịnh Tùng rút quân thì mùa hạ năm ấy, Mạc Mậu Hợp lại mở khoa thi Hội.

Nhà Mạc thường xuyên mở nhiều khoa thi, trước hết là nhằm xây dựng, đào tạo một tầng lớp sĩ phu quan liêu mới để cung cấp cho bộ máy thống trị. Trên tinh thần ấy, nhà Mạc ngay sau khi lên ngôi vua đã cho tổ chức kỳ thi hội đầu tiên vào năm 1529... Những trí thức phong kiến lớn, nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Giáp Hải… đều đỗ trong các kỳ thi do nhà Mạc tổ chức”.

(Trích trong: https://mactrieu.vn/nhung-dong-gop-cua-vuong-trieu-mac- trong-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-giao-duc)

2. Phật giáo

“Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng ”

(Đại Việt Sử kí tồn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.191)

“Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người tin theo lâu bền như thế! Trên từ vương cơng, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi lại sửa lại, lâu dài, chiêng trống chiếm đến nửa phần so với dân cư”.

(Đại Việt Sử kí tồn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.161)

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 71 - 72)