Sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng các đoạn miêu tả, tường thuật về một sự kiện, một nhân vật lịch sử kết hợp với trao đổi, đàm thoại rút ra

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 29 - 33)

3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ

3.3. Sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng các đoạn miêu tả, tường thuật về một sự kiện, một nhân vật lịch sử kết hợp với trao đổi, đàm thoại rút ra

về một sự kiện, một nhân vật lịch sử kết hợp với trao đổi, đàm thoại rút ra nhận xét

Bản thân tư liệu lịch sử chứa đựng rất nhiều thơng tin, góp phần cụ thể hóa kiến thức. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ đưa tư liệu lịch sử cho học sinh tri giác mà cịn phải biết kết hợp với ngơn ngữ. Với ngơn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh trở về với quá khứ của lịch sử, tạo biểu tượng rõ ràng cụ thể về một sự kiện, một nhân vật lịch sử, giúp học sinh biết suy nghĩ, tìm tịi, rút ra kết luận. Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó tác động đến tình cảm, hình thành tư tưởng cho học sinh. Do đó, khi sử dụng tư liệu lịch sử phải kết hợp hợp với ngôn ngữ để xây dựng các đoạn miêu tả, bài tường thuật.

Miêu tả là trình bày những đặc trưng của một sự vật, sự kiện lịch sử để nêu lên những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngồi của chúng. Miêu tả khơng có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải trình bày như miêu tả về điều kiện địa lý, nơi diễn ra sự kiện lịch sử; miêu tả về một cơng trình kiến trúc; miêu tả về cơng cụ sản xuất...Khi miêu tả, yêu cầu người giáo viên phải đảm bảo tính khách quan khoa học đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng đắn với đối tượng được miêu tả.

Có thể chia miêu tả thành hai loại: miêu tả toàn bộ bức tranh quá khứ và miêu tả khái qt có phân tích. Miêu tả tồn bộ bức tranh q khứ nhằm phác họa bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Khi miêu tả giáo viên chọn những nét tiêu biểu, bản chất nhất, đủ để dựng lại quá khứ một cách đúng đắn, khách quan. Cịn miêu tả có phân tích tập trung vào một số điểm chủ yếu, qua đó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật.

Ví dụ, khi dạy về chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế

kỉ XIX ”, lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc. Khi nói đến các cơng trình kiến trúc, để

làm rõ sự độc đáo, sáng tạo và mang màu sắc tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc giáo viên sử dụng hình ảnh chùa Một Cột kết hợp với tư liệu lịch sử về chùa Một Cột, miêu tả khái qt, có phân tích kết hợp với đàm thoại về chùa Một Cột. Trước khi trình bày, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh kết hợp hỏi: “Em biết gì về chùa Một Cột ở nước ta?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và chốt lại: “Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049, tên chữ là chùa “Diên Hựu” nghĩa là “Phúc lành dài lâu”. Theo truyền tụng, sau khi vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Chùa được đặt trên một cột đá cao 20m giống như cái ngó sen, bên trên cột là ngơi chùa có hình một bơng sen mọc trên mặt nước. Kết cấu kiến trúc gỗ của chùa là một hệ thống mộng giằng chồng chéo từ cột lớn đến sàn không chỉ tạo thế vững chắc, mà còn mang lại những nét đẹp như đường lượn của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vng phía dưới, ngơi chùa vươn lên cái ý niệm cao cả: lòng nhân ái của Phật

soi tỏ thế gian”. Sau đó, giáo viên đặt một số câu hỏi cho học sinh thảo luận:

Chùa Một Cột tiêu biểu cho nền văn hóa nào của dân tộc ta? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của ơng cha ta qua việc xây dựng chùa Một Cột?. Sau

khi học sinh trả lời, giáo viên khái quát như sau: Trong ảnh hưởng của Phật giáo, ông cha ta xây dựng chùa để thờ Phật, nhưng cấu trúc của chùa Một Cột thể hiện sự độc đáo về mặt kiến trúc của nhân dân Việt Nam. Khối kiến trúc như một bông sen nở trên mặt nước lại được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, vào màu xanh của cây lá khiến con người đến đây rũ sạch mọi ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn.

Như vậy, đoạn miêu tả được xây dựng dựa vào tư liệu lịch sử kết hợp với trao đổi, đàm thoại như trên đã biến những tri thức lịch sử khô khan thành sự kiện sống động, hấp dẫn đối với học sinh. Ngoài việc tạo biểu tượng về sự độc đáo, thanh cao của chùa Một Cột, những hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức lịch sử, giúp các em phát triển kỹ năng khai thác hình ảnh (quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ). Từ đó hình thành ở các em thái độ trân trọng những giá trị văn hóa nhân loại và ý thức bảo vệ; lịng tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc, coi trọng vai trò quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử; bồi dưỡng tinh thần u hồ bình, chống chiến tranh.

Ngồi miêu tả, việc sử dụng tư liệu lịch sử còn để xây dựng bài tường thuật. Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng, nhằm tái hiện ở học sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Tuy nhiên trong thực tế, khơng ít giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ nội dung và vị trí của nó trong việc giảng dạy và học tập lịch sử ở trường phổ thơng. Vì vậy chúng ta cần phân biệt tường thuật và thông báo tài liệu.

Thông báo chỉ giới hạn trong việc nêu lên một cách chính xác những sự kiện, niên đại, số liệu, tên đất, tên người cần thiết cho việc ghi nhớ bài học, cho việc hình thành khái niệm rút ra kết luận. Việc thông báo không tạo cho học sinh hình ảnh cụ thể về q khứ, khơng hấp dẫn, không gây hứng thú học tập cho học sinh.

Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử trong sự phát triển, về những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay của một nhân vật lịch sử. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết nhất định, nhằm kích thích trí tưởng tượng tái tạo của học sinh về những hình ảnh của quá khứ. Bài tường thuật được xây dựng dựa trên cơ sở tư liệu lịch sử và nội dung sách giáo khoa nhưng tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về bức tranh quá khứ đang học, vì vậy các em hứng thú học tập lịch sử hơn. Tường thuật không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lịch sử mà còn là một biện pháp để giải thích bản chất những sự kiện lịch sử phức tạp. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử phức tạp, tường thuật dẫn dắt học sinh đến những kết luận,

khái quát quan trọng. Sự hấp dẫn của tường thuật trong dạy học lịch sử là cung cấp những sự kiện, dẫn dắt học sinh đến những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ.

Ví dụ, khi dạy phần chủ đề “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của

dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, để giúp học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của trận Ngọc Hồi – Đống Đa trong cuộc kháng chiến chống Thanh ( 1789), giáo viên có thể dựa vào tư liệu lịch sử “vua Quang

Trung đánh tan quân xâm lược Thanh” trong sách “Tư liệu lịch sử 10” để tường

thuật trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Trước khi xây dựng đoạn tường thuật, giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học sinh trao đổi, thảo luận:

- Để đại phá quân Thanh, Quang Trung đã chia quân ta thành mấy đạo? Hướng tiến công của các đạo quân được bố trí như thế nào?

- Trên đường tiến vào Thăng Long, quân ta đã tiêu diệt địch ở những nơi nào?

- Kết quả, ý nghĩa của trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Sau khi học sinh trao đổi thảo luận, giáo viên có thể tường thuật về trận Ngọc Hồi- Đống Đa như sau:

“Nhận được tin quân Thanh sang xâm lược, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngơi Hồng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến quân ra Bắc; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

Trên cơ sở nghiên cứu kĩ tình hình bố trí lực lượng của địch, Quang Trung chia quân thành 5 đạo: Đạo thứ nhất, là đạo quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào các đồn lũy phía nam Thăng Long. Đạo thứ hai do Đô đốc Long chỉ huy đánh vào đồn Khương Thượng ( Đống Đa ). Đạo thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy, tiến vào Đại Áng ( Hà Nội ), chuẩn bị tiêu diệt giặc ở đồn Ngọc Hồi. Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển tiến vào đóng ở Hải Dương, uy hiếp địch từ phía Đơng. Đạo thứ năm do Đơ đốc Lộc chỉ huy, theo đường biển tiến vào sơng lục đầu, sẵn sàng đón đầu quân giặc.

Sau khi hoàn thành kế hoạch tác chiến, vua Quang Trung quyết định cho toàn quân ăn Tết trước với lời hứa hẹn “đến ngày mồng 7 tháng giêng, vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng”. Đúng vào lúc giao thừa Tết Kỉ Dậu, lệnh xuất quân được ban ra trong khơng khí hồ hởi, quyết chiến, quyết thắng, vua Quang Trung đã đọc vang lời hiểu dụ:

Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích ln bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hồn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ

Bằng cuộc hành quân bí mật và thần tốc, quân ta đã tiêu diệt gọn các đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu và Thanh Quyết, khơng một tên giặc nào chạy thốt. Trong thế bất ngờ của giặc, vào nửa đêm mông 3 Tết Kỉ Dậu, quân chủ lực của ta bao vây thành Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Nội), cách trung tâm Thăng Long 20 km. Quang Trung cho bắc loa gọi hàng, đang say sưa trong giấc ngủ, nghe thấy tiếng loa của quân ta, quân Thanh hốt hoảng chỉ biết bó tay xin hàng. Đồn Hà Hồi bị diệt gọn.

Quang Trung cho đóng quân tại đây và chuẩn bị cho trận chiến ở Ngọc Hồi. Đồn Ngọc Hồi là căn cứ then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, nằm án ngữ con đường thiên lý ( Đường số 1), cách Thăng Long khoảng 12 km ( thuộc Thanh Trì – Hà Nội ngày nay), đồn có khoảng 3 vạn quân đóng giữ, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của đồn rất kiên cố, xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt thành đặt nhiều đại bác. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung ra lệnh xuất quân. Mở đầu hơn 100 voi chiến của ta xơng lên phía trước, tiếp theo là đội quân mang 20 tấm lá chắn khổng lồ bằng gỗ, quấn rơm, tẩm nước, cứ 10 người khênh một tấm đi trước bảo vệ cho bộ binh tiến theo sau. Trước cuộc tấn công như vũ bão của nghĩa quân, quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển nên vội vàng chạy về Đầm Mực. Tại đây chúng bị đạo qn của Đơ đốc Bảo đón đánh và tiêu diệt gọn

Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ tập kích đồn Đống Đa, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Giặc hoảng loạn, chống cự yếu ớt, chủ tướng Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, đã chạy lên gò Đống Đa thắt cổ tự tử. Thừa thắng, quân Tây Sơn xông thẳng vào kinh thành Thăng Long, tướng chỉ huy là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên cương, chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, cũng hoảng loạn, chen chúc nhau qua cầu phao chạy trốn. Cầu phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết nhiều không kể xiết.

Trưa mồng 5 Tết, vua Quang Trung trong áo bào xạm khói súng, ngồi trên lưng voi, dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan chào đón của nhân dân”

Sau khi tường thuật, giáo viên yêu cầu học sinh: Rút ra đặc điểm và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh.

Học sinh trao đổi, đàm thoại và cuối cùng giáo viên chột lại vấn đề:

- Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Thanh: Bí mật, thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng.

- Nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Thanh: Nhờ nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung; tinh thần chiến đấu hăng

say, kiên cường của quân sĩ; truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.

Như vậy, bài tường thật này khơng chỉ có tác dụng về mặt kiến thức, mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây hứng thú học tập cho học sinh. Mở đầu bài tường thuật, giáo viên thu hút học sinh ngay vào câu chuyện, để các em tập trung chú ý và hứng thú theo dõi câu chuyện. Trình bày tình tiết gợi cảm, gây xúc động, tạo biểu tượng rõ ràng chân thật về cuộc chiến kết hợp với phân tích giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện. Qua đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, góp phần giáo dục lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời thấy được tài mưu lược quân sự của Hoàng đế Quang Trung.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w