3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ
3.2. Sử dụng tư liệu lịch sử để cụ thể hóa kiến thức kết hợp với gợi mở để học sinh rút ra nhận xét
để học sinh rút ra nhận xét
Tư liệu lịch sử là một phương diện để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của học sinh. Học sinh khó có thể nói lên nội dung mà cần phải có sự gợi mở, hướng dẫn của giáo viên. Câu hỏi gợi mở chính là một loại phương diện tổ chức hoạt động và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo bộ môn cho học sinh. Qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên, những tri thức học sinh tìm được sẽ khắc sâu trong trí nhớ các em, từ đó hiệu quả bài học được nâng lên rõ rệt. Đồng thời nhờ tích cực suy nghĩ, trả lời các câu hỏi gợi mở, khả năng tri giác và khả năng tư duy của học sinh được phát triển và tôi luyện.
Trong dạy học lịch sử, hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên sẽ giúp học sinh kích thích được trí tị mị, ham thích tìm hiểu lịch sử, sáng tạo trong suy nghĩ, giúp bài học lịch sử khơng cịn khơ khan, khó tiếp thu và làm sáng tỏ hơn những kiến thức về các sự kiện, hiện tượng lịch sử được thể hiện trong sách giáo khoa. Khi đặt câu hỏi gợi mở, giáo viên cần lưu ý: Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh và trình độ nhận thức của các em, góp phần từng bước khai thác tư liệu lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học. Muốn vậy, giáo viên phải kết hợp các dạng câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ, khi dạy học chủ đề “Văn hóa Việt nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế
kỉ XIX”, mục 1: “Tư tưởng, tơn giáo” để làm rõ vị trí Phật giáo ở nước ta thời
phong kiến, giáo viên đặt câu hỏi: “Tại sao dưới thời Lý – Trần, Phật giáo giữ
một vị trí quan trọng và rất phổ biến nhưng đến thời Lê sơ, Phật giáo bị hạn chế?”. Để cụ thể hóa kiến thức, giáo viên cung cấp tư liệu về Phật giáo sau đó
hướng dẫn học sinh nghiên cứu thơng qua các câu hỏi gợi mở: - Phật giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập?
- Giáo lý của Phật giáo?
Qua những câu hỏi gợi mở đó học sinh cảm thấy rất tị mị, thích thú và tìm cách để trả lời. Thông qua việc nghiên cứu tư liệu lịch sử, suy nghĩ, trao đổi, kết hợp với các kiến thức trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi. Với việc sử dụng tư liệu lịch sử như vậy, học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản và hiểu được sâu sắc sự kiện lịch sử. Khi đã nắm được bản chất của sự kiện, học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn từ đó có hứng thú học tập bộ môn.