HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
Nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa những kiến thức đã biết và chưa biết về văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ nửa đầu thế kỉ XIX , từ đó yêu cầu học sinh phải xác định được nhiệm vụ học tập của bài học phải giải quyết, thơng qua đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới lần lượt giải quyết được nhiệm vụ của bài học ở các hoạt động sau.
b. Phương thức
(Vận dụng kĩ thuật dạy học “KWLH”). Học sinh trao đổi, thảo luận với bạn và hoàn thiện vào phiếu học tập.
BẢNG HỎI THEO KĨ THUẬT DẠY HỌC “KWLH”
Họ và tên học sinh:................................................Lớp:.......................................... Câu hỏi:
1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của lịch sử dân tộc? Em biết gì về nội dung đó? (Học sinh điền vào cột K)
2. Em mong muốn được tìm hiểu những nội dung gì liên quan đến chủ đề này? (Học sinh điền vào cột W)
3. Em đã học thêm những gì sau khi học xong chủ đề này? (Học sinh điền vào cột L)
4. Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào? (Học sinh điền vào cột H)
K W L H
........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ...........................
Giáo viên hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu.
Đề nghị HS động não nhanh và viết ra những điều có liên quan đến văn hóa dân tộc từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX vào cột K và W.
GV thu phiếu và tổng hợp qua các ý kiến của HS, vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, giải mã tư liệu để hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung của chủ đề.
TƯ LIỆU HỖ TRỢ
Hình 3: Súng thần cơ Hình 4: Quần thể Cố đơ Huế
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. Giáo viên gợi mở nêu những nhiệm vụ của chủ đề mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt vào bài mới.
Những hình ảnh trên đề cập đến các thành tựu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Việt Nam là đất nước có bề dạy lịch sử, với một nền văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều thành tựu văn hóa của đất nước trở thành di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể của nhân loại, với những danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Nền tảng cho các thành tựu văn hóa nổi bật đó chính là giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC1. TƯ TƯỞNG, TÔN 1. TƯ TƯỞNG, TÔN
GIÁO a. Mục tiêu
Nêu được quá trình du nhập, phát triển và sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX; Nêu được vài nét về sự du nhập của Đạo giáo và Thiên chúa giáo; Lý giải q trình tiếp nhận hịa bình của các tơn giáo vào nền văn hóa dân tộc, tạo nên sự phong phú đa dạng.
b. Phương thức
- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập cần giải quyết là tìm hiểu những thành tựu về tư tưởng, tơn giáo nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX:
Hãy đọc thông tin trong sách giáo khoa trang 101 – 102, trang 121, trang 129 và các đoạn tư liệu, kết hợp quan sát, phân tích các hình ảnh để trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Phật giáo có nguồn gốc từ đâu và được du nhập vào nước ta từ khi nào? Vị trí của Phật giáo qua các thời kì? Vì sao đạo Phật lại đi sâu vào trong đời sống nhân dân?
Nhóm 2: Nho giáo được du nhập vào nước ta như thế nào? Tại sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị? Vị trí của Nho giáo qua các thời kì? Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.
Nhóm 3: Đạo thiên chúa giáo có nguồn gốc từ đâu và được du nhập vào nước ta từ khi nào? Nhà nước phong kiến đã có chính sách như thế nào trước sự du nhập của Đạo thiên chúa? Vì sao?
Nhóm 4: Giới thiệu các tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX). Giải thích vì sao các tín ngưỡng cổ truyền và các tơn giáo du nhập vào nước ta không triệt tiêu lẫn nhau mà cùng tồn tại một cách hịa bình?
TƯ LIỆU HỖ TRỢ
Tư liệu 1: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc
chưa lập mà đã dựng 8 chùa ở Thiên Đức, lại sửa chùa quán ở các lộ, cấp độ diệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng ”
( Đại Việt Sử kí tồn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.191)
Tư liệu 2: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao mà được người
tin theo lâu bền như thế! Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật, bỏ đi rồi lại dựng lên, nát đi rồi lại sửa lại, lâu dài, chiêng trống chiếm đến nửa phần so với dân cư ”
( Đại Việt Sử kí tồn thư, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, tr.161)
Tư liệu 3: “...Từ thế kỉ XVII, đạo Thiên chúa trở thành một tôn giáo mới tồn tại
ở Việt Nam. Cũng như các tôn giáo khác, đạo Thiên chúa đưa vào cuộc sống tâm linh của người Việt một quan niệm mới về sự tôn thờ, về quan hệ giữa con người và vũ trụ, về lòng từ thiện, về sự cứu khổ ...Nhưng lại có nhiều quan điểm trái ngược với đạo lý của người Việt đương thời, đặc biệt là Nho giáo ”
(Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Tập 1, tr388)
Hình 6: Nhà truyền giáo Alexandra de Rhodes Hình 7: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Học sinh các nhóm đọc tư liệu, thảo luận, tìm ý trả lời và báo cáo kết quả
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi ý kiến và chốt ý: -Phật giáo:
+ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc.
+ Thời Lí- Trần, Phật giáo giữ vị trí quan trọng “quốc giáo”, từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng.
+ Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo suy giảm.
+ Thế kỉ XVI, Phật giáo có điều kiện khơi phục vị trí nhưng khơng được như thời Lý, Trần. Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một số chùa đựợc trùng tu lại.
+ Giáo lý đạo Phật khuyên con người sống lương thiện, làm việc tốt tránh việc ác... phù hợp với đạo đức, tín ngưỡng của người Việt, nên nhanh chóng ăn sâu, bám rễ trong nhân dân.
- Nho giáo:
+ Nho giáo do Khổng Tử ( Trung Quốc) đề xướng, được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, bước sang thời kì phong kiến độc lập có điều kiện phát triển. + Tư tưởng của Nho giáo đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường”, quy định một trật tự, kỉ cương đạo đức rất quy củ và khắt khe, vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến vì vậy Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử. . + Thế kỉ X-XIV, ảnh hưởng của Nho giáo trong dân cịn ít.
+ Thời Lê sơ (thế kỉ XV) xây dựng thiết chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao, các giáo lý Nho giáo trở thành công cụ hữu hiệu để xây thiết chế và củng cố tôn ty trật tự xã hội, nhà nước nâng Nho giáo lên địa vị độc tôn.
+ Từ thế kỉ XVI, do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến và do ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ hàng hóa – tiền tệ làm cho trật tự phong kiến bị đảo lộn, Nho giáo từng bước suy thối.
+ Nhà Nguyễn, chủ trương độc tơn Nho giáo.