GIÁO DỤC a Mục tiêu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 60 - 65)

- Thiên chúa giáo:

2.GIÁO DỤC a Mục tiêu

a. Mục tiêu

Nêu được những nét khái quát về tình giáo dục nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. Hiểu được vị trí của giáo dục trong xã hội, biết trân trọng, học tập và phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.

b. Phương thức

- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập cần giải quyết là tìm hiểu những thành tựu của giáo dục nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX:

Hãy đọc thông tin trong sách giáo khoa mục 1 trang 102 - 103, mục 1 trang 122, mục 3 trang 129 phần giáo dục và các đoạn tư liệu, kết hợp quan sát, phân tích các hình ảnh dưới đây để trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Trình bày những nét khái quát về tình hình giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

2. Nhận xét nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Việc không chú ý nhiều đến môn khoa học tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của nước ta thời đó?

3. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Thân Nhân Trung? Liên hệ với ngày nay.

TƯ LIỆU HỖ TRỢ

Tư liệu 1: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, nền giáo dục Đại Việt từng bước được

xây dựng và phát triển. Giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình. Năm 1070,vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. Sang thời Trần, Hồ giáo dục thi cử tiếp tục phát triển và được quy định chặt chẽ hơn. Thời Lê sơ,

đặc biệt thời Lê Thánh Tông, nhà nước quy định cứ 3 năm tổ chức kì thi Hội một lần để tuyển chọn tiến sĩ. Trong dân gian số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng lên. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia tiến sĩ. Nhiều tri thức giỏi đãgóp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tư liệu 2: “Nhà Mạc rất chú trọng phát triển nhân tài trong nước và tổ chức đều

đặn các kì thi 3 năm một lần, từ khi tồn tại đến năm tồn tại cuối cùng. Năm 1592, dù quân Nam triều tiến ra đánh chiếm, chiến sự đã áp sát kinh thành Thăng Long, Mạc Mậu Hợp vẫn tổ chức thi cử đúng định kì ở bên kia sơng Hồng. Việc chọn sĩ tử tới ra đề, quan coi thi, tổ chức thi, lệ ban thưởng bia đá đều theo nếp cũ của nhà Lê sơ”

(Viện sử học,1996, tr199)

Tư liệu 3:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước

mạnh mà hưng thịnh, ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí quốc gia làm cơng việc cần thiết”

(Thân Nhân Trung)

Tư liệu 4: Nối tiếp truyền thống giáo dục khoa cử của thời Lê, Vua Gia Long rất

đề cao Nho học, ông cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thơng lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương. Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.

Tư liệu 5: Tư liệu hình ảnh

Hình 8: Bia tiến sĩ tại Hình 9: Lớp học thời Hình 10: Văn Miếu - Quốc Tử Giám Văn Miếu Quốc Tử Giám phong kiến tại kinh thành Huế

- HS làm việc cá nhân với các hình ảnh và tư liệu đã cho, sau đó thảo luận cặp đơi để trả lời câu hỏi. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh.

- Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm lớp. Giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi ý kiến và chốt ý:

* Tình hình giáo dục:

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.

+ Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn.

+Thời Lê sơ, nhà nước quy định : cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ. Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Riêng thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng, phát triển

đất nước.

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, giáo dục giáo dục Nho học tiếp tục duy trì và phát triển, song chất lượng giáo dục khơng cịn như trước.

+ Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài.

+ Khi đất nước bị chia cắt: Đàng Ngoài cố gắng tiếp tục mở rộng giáo dục Nho học theo chế độ thời Lê sơ; Đàng Trong, năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên.

+Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ

Nơm được dùng trong cơng việc hành chính, thi cử.

- Thời nhà Nguyễn, giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan. Tuy nhiên số người đi thi và số người đỗ đạt không nhiều.

* Nhận xét:

- Ưu điểm: Giáo dục Nho học trở thành nguồn đào tạo quan chức và nhân tài cho đất nước, góp phần nâng cao dân trí. Thời kì này hàng loạt tri thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Hạn chế: Giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bởi vì nội dung học tập và thi cử chủ yếu là sách kinh điển Nho giáo ( Tứ thư ngũ kinh), chủ yếu phục vụ chính trị - xã hội, xem nhẹ kiến thức khoa học phục vụ sản xuất nên giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

* Câu nói của Thân Nhân Trung khẳng định vai trò của giáo dục và đào tạo nhân tài trong việc làm hưng thịnh quốc gia. Nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục, ngày nay Đảng và nhà nước ta rất quân tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

a. Mục tiêu

Nêu được những thành tựu của văn học nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

b. Phương thức

Giáo viên phát phiếu học tập và tư liệu hỗ trợ cho học sinh; phân công nhiệm vụ qua phiếu học tập và hướng dẫn cách tiến hành nhiệm vụ trong nhóm:

- Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập cần giải quyết là tìm hiểu những thành tựu của giáo dục nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX:

Hãy đọc thông tin trong sách giáo khoa mục 2 trang 103, mục 2 trang 122 - 123, mục 3 trang 129 phần văn học và các đoạn tư liệu, kết hợp quan sát, phân tích các hình ảnh dưới đây để trao đổi, thảo luận làm việc nhóm theo hình thức cặp đơi, hồn thành phiếu học tập theo mẫu và rút ra nhận xét về nền văn học nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Giai đoạn Tác phẩm, tác giả Thể loại Nội dung cơ bản tiêu biểu

Thế kỉ X đến thế kỉ XV

Thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX

TƯ LIỆU HỖ TRỢ

Tư liệu 1: “Nhìn chung, văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần

chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm...

Văn học chữ Hán bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Thành phần văn học này xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Về thể loại văn học chữ Hán chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật ... Dù là thơ hay văn xi, trữ tình hay tự sự, chính luận, ở loại hình nào văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn.

Văn học chữ Nôm bao gồm những sáng tác bằng chữ Nôm,ra đời muộn hơn văn học chữ Hán ( khoảng thế cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện), tồn tại, phát triển đến hết thời kì trung đại. Văn học chữ Nơm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xi. Trong Văn học chữ Nơm, chỉ Văn học chữ Nơm có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ khá tự do có kết hợp với âm nhạc, hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hóa phần nào như thơ đường luật thất

ngôn xen lẫn lục ngôn. Văn học chữ Nơm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.”

( Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Sách Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục,2006, tr 104 -105)

Tư liệu 2: Tư liệu hình ảnh

Hình 11: Chiếu dời đơ Hình 12: Hịch tướng sỹ - Trần Quốc Tuấn

Hình 13: Nguyễn Trãi Hình 14: Nguyễn Bỉnh Khiêm Hình 15: Truyện Kiều

Nguyễn Du –

- Học sinh các nhóm đọc tư liệu, thảo luận, tìm ý trả lời và báo cáo kết quả

- Giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi ý kiến và chốt ý:

Giai đoạn Tác phẩm, tác giả tiêu Thể loại Nội dung cơ bản biểu

Thế kỉ X đến - Nam quốc sơn hà - Lý - Thơ Đường Thể hiện tinh thần

thế kỉ XV Thường Kiệt. dân tộc, lòng yêu

- Hịch tướng sĩ – Trần - Hịch nước, tự hào dân

Quốc Tuấn. tộc. Ca ngợi những

Nguyễn Trãi. hùng, cảnh đẹp của - Bạch Đằng giang phú - - Phú quê hương đất

Trường Hán Siêu. nước.

Thế kỉ XVI - Thơ Nơm của Nguyễn - Đường luật Nói lên tâm tư

đến nửa đầu Bỉnh Khiêm. - Lục bát nguyện vọng về

thế kỉ XIX -Thơ Hồ Xuân Hương, Bà cuộc sống tự do, Huyện Thanh Quan. - Lục bát thoát khỏi ràng - Truyện Kiều – Nguyễn buộc của lễ giáo

Du. phong kiến, ca ngợi

quê hương.

Nhận xét: Văn học nước ta thời phong kiến phát triển phong phú, đa dạng với nhiều thể loại. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình văn học.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 60 - 65)