3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ
3.6. Sử dụng tư liệu lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh
môn của học sinh
Ngày nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang trở thành một xu hướng phổ biến. Theo định hướng này, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng mơn học mà cịn chú ý đến những năng lực cần thiết như năng lực tìm tịi, khám phá lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn. Cho nên, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ dừng lại ở khả năng tái hiện lại những kiến thức đã học mà quan trọng nhất là khả năng vận dụng một cách sáng tạo những tri thức đã học trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. Do dó, để bắt kịp với xu hướng đổi mới của thời đại và để việc kiểm tra đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, việc sử dụng tư liệu lịch sử trong kiểm tra, đánh giá là việc làm cần thiết.
Sử dụng tư liệu lịch sử trong q trình học tập nói chung và kiểm tra, đánh giá nói riêng sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ sự kiện nhanh hơn, lâu hơn. Làm việc với tư liệu lịch sử, các em được đưa ra những quan điểm, nhận định của mình về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà khơng bị rập khn, máy móc theo lối dạy học truyền thống. Với các đoạn trích ngắn gọn, giàu hình tượng sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy của học sinh. Bên cạnh việc phát triển năng lực nhận thức, việc sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh giá sẽ phát triển năng lực thực hành cho học sinh. Khi làm việc với các tư liệu lịch sử các em sẽ được rèn luyện kĩ năng đọc tư liệu, phát triển khả năng phân tích tư liệu từ đó dần dần hình thành thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển ngôn ngữ, khả năng trình bày.
Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên
có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh câu hỏi sau:
Cho tư liệu lịch sử sau: "...giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh.
Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, khơng cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội qn một lịng như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được. Và phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” (Sách Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo
dục, 2006,tr 42)
Từ tư liệu lịch sử trên, Anh/ chị hiểu “dùng đoản chế trường” là gì? Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến đó đã được vận dụng như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Như vậy, với việc sử dụng tư liệu lịch sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh như trên không những giúp học sinh khắc sâu kiến thức, thấy được tài thao lược quân sự của tướng Trần Hưng Đạo, mà cịn giúp học sinh hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII vó ngựa qn Mơng Cổ đi đến đâu cỏ chết đến đó, nhưng ba lần đặt chân đến Đại Việt đều bại trận. Đồng thời qua nghiên cứu tư liệu lịch sử cũng rèn luyện cho học kĩ năng đọc và phân tích tư liệu, kĩ năng trình bày, lập luận; giáo dục cho học sinh lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với các bậc anh hùng; từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước.