Hướng dẫn học sinh sử dụng tư liệu lịch sử để phân tích, giải thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 33 - 34)

3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ

3.4.Hướng dẫn học sinh sử dụng tư liệu lịch sử để phân tích, giải thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học

thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học

Từ việc tri giác tư liệu lịch sử, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tạo biểu tượng, nắm được khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ để học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Muốn đạt được điều đó, trong dạy học lịch sử các thao tác phân tích, giải thích và tìm ra bản chất lịch sử không thể thiếu được.

Tư liệu lịch sử không chỉ là phương diện để cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh mà nó cịn là một trong những cơ sở để giúp học sinh phân tích, giải thích, tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học.

Phân tích là giảng giải, nhận xét tỉ mỉ để làm sáng tỏ mặt bản chất nào đó của sự vật, sự việc hay sự kiện lịch sử. Cịn giải thích là nêu lên những mối quan hệ nội tại, tính quy luật, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Phân tích, giải thích được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các quy luật, nhằm làm cho học sinh có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người, về những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Phân tích, giải thích phù hợp với trình độ và u cầu học tập lịch sử ở trường trung học phổ thơng, góp phần vào phát triển tư duy lý luận của học sinh. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, giáo viên cần xác định rõ những vấn đề nào cần giải thích như sự thay đổi của một chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác, vai trò của quần chúng nhân dân trong một sự kiện lịch sử cụ thể.

Giải thích là bước quan trọng dẫn đến nắm nội dung khái niệm, từ chỗ hiểu hiện tượng đến hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. Do đó, giải thích giúp học sinh đạt đến trình độ suy lí, nghĩa là qua việc hiểu biết lịch sử cụ thể rút ra những kết luận có tính chất lí luận khái qt. Trên cơ sở tư liệu lịch sử, giáo viên phân tích, khái quát để giúp học sinh hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ, khi dạy chủ đề “Nhà nước phong kiến Việt Nam ( Từ thế kỉ X đến

nửa đầu thế kỉ XIX”, để giúp học sinh hiểu rõ vì sao năm 1010, Vua Lý Thái Tổ

quyết định dời đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La sau đổi thành Thăng Long ( Hà Nội), giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu tư liệu lịch sử: “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ.

" Xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại đều theo ý riêng của mình mà tự tiện dời đơ xằng bậy. Làm như thế cốt là để mưu nghiệp lớn, chọn ở nơi chính giữa, dựng kế cho con cháu mn đời; trên kính mệnh trời, dưới theo

ýdân, nếu có chỗ tiện lợi thì dời đổi, cho nên vận nước dài lâu, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương, Chu, cứ chịu đóng đơ ở n nơi đây, đến nỗi vận thế không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không tươi tốt. Trẫm rất đau lịng, khơng thể khơng dời đổi. Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng chầu- hổ phục, chính giữa nam-bắc-đơng- tây, tiện nghi núi sau, sông trước. Vùng này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư khơng phải chịu khổ vì thấp trũng, tối tăm; mn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ sao?"

Từ tư liệu lịch sử trên, giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được :

- Vì sao năm 1010, Vua Lý Thái Tổ chọn thành Đại La làm nơi xây dựng kinh đơ?

- Việc làm trên của vua Lý Thái Tổ có ý nghĩa gì?

Để trả lời các câu hỏi nêu trên đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu tư liệu lịch sử, phân tích tư liệu, tích cực trao đổi thảo luận để thấy được địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. Việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của Lí Cơng Uẩn tạo đà cho sự phát triển của đất nước. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đai Việt không cần phải dựa vào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để phòng thủ mà đã dám đương đầu với mọi mặt , mở ra bước phát triển mới của dân tộc Đại Việt thời kì phát triển và hồn chỉnh của nhà nước phong kiến. Thơng qua đó, giáo dục các em lịng biết ơn đối với những người có cơng với nước và có ý thức bảo vệ nền độc lạp dân tộc. Đồng thời rèn luyện cho các em năng lực nhận thức và tư duy như phân tích, giải thích và rút ra nhận xét.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 33 - 34)