Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một nhóm * Đối với các nguyên tố thuộc phân nhóm chính

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 34 - 35)

* Đối với các ngun tố thuộc phân nhóm chính

Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng từ trên xuống dưới khi điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng lên, chủ yếu là vì số lớp tăng lên. Có điều

đáng chú ý là bán kính của nguyên tử với lớp electron mới xây dựng (đầu chu

kỳ mới) không lớn hơn bán kính ngun tử khí trơ trước nó bao nhiêu, vì có sự nén các lớp electron bên trong khi điện tích hạt nhân tăng lên.

Ví dụ: Na (1,54Å) so với Ne (1,31Å)

K (1,96Å) so với Ar (1,74Å)

* Đối với các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ

Khi chuyển từ nguyên tố đầu phân nhóm đến nguyên tố thứ hai, bán kính có tăng lên, từ ngun tố thứ hai đến nguyên tố thứ ba, bán kính ít thay đổi (có khi khơng đổi hoặc giảm đi chút ít).

Ví dụ:

Nhóm IIIB Nhóm IVB Nhóm VB Nhóm VIB Nhóm VIIB

21Sc 22Ti 23V 24Cr 25Mn

1,44 1,32 1,22 1,18 1,17

39Y 40Zr 41Nb 42Mo 43Tc

1,62 1,45 1,34 1,30 1,27

57La 72Hf 73Ta 74W 75Re

1,69 1,44 1,34 1,30 1,28

Đó là do có sự nén lantanit ⇒ thể hiện quy luật chung: điện tích hạt nhân tăng thêm từng đơn vị khi đi từ nguyên tố này đến nguyên tố kia (từ lantan có số thứ tự là 57 đến lutexi có số thứ tự là 71), electron tăng thêm được điền vào cùng một lớp - lớp thứ ba kể từ ngoài vào.

Do sự nén lantanit nên từ nhóm III trở đi, ở các phân nhóm phụ có một

cặp ngun tố có bán kính rất gần nhau, có cấu trúc electron tương tự nhau nên có tính chất vật lý và hố học rất giống nhau. Ví dụ: Zr và Hf, Nb và Ta, Mo và W ...

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)