Hợp chất hoá học kim loạ

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 56 - 58)

- Hydrua dễ bay hơi: gồm hydrua của bo và tất cả các nguyên tố thuộc

CHƯƠNG 2 CÁC CHẤT VÔ CƠ 2.1 PHÂN LOẠI CÁC CHẤT VÔ CƠ

2.1.2.1. Hợp chất hoá học kim loạ

Khi hồ tan nóng chảy các kim loại có thể phản ứng với nhau tạo thành hợp chất kim loại. Hợp chất kim loại được tạo thành do liên kết hỗn hợp giữa các nguyên tử (liên kết kim loại , ion, cộng hoá trị).

- Một số dạng hợp chất kim loại :

+ Bectolit: là những hợp chất kim loại có thành phần thay đổi

Ví dụ: Pb0,9995S → PbS0,9 ; TiO1,9 → TiO2

+ Dantonit: là hợp chất kim loại có thành phần khơng đổi.

Ví dụ : Mg2Pb ; Cu3Al ...

* Đặc điểm:

- Hợp chất kim loại có thành phần xác định ứng với một cơng thức hố học xác định. Ví dụ : TiO0,9 , Cu3Al.

Với nồng độ electron hoá trị có thể xác định được kiểu mạng tinh thể

của hợp chất . Ví dụ: hợp chất kim loại Cu,Zn: Cu(ns1), Zn(ns2) thì nồng độ

electron hố trị = (1+2)/2 = 1,5 ( mạng lập phương tâm khối.

- Kiểu mạng tinh thể của hợp chất kim loại khác với kiểu mạng của các kim loại thành phần.

- Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất kim loại cao hơn nhiệt độ nóng chảy

của kim loại thành phần. Ví dụ: Mg nóng chảy ở 6500C, Sn nóng chảy ở

2320C, nhưng hợp chất Mg2Sn nóng chảy ở 7950C.

- Lý tính và hố tính của hợp chất kim loại khác hẳn kim loại thành phần.

Ví dụ: Các hợp chất kim loại thường cứng, dòn nhưng ở nhiệt độ 70-

96% nhiệt độ nóng chảy của hợp chất kim loại thì hợp chất kim loại có tính dẻo.

2.1.2.2.Hiđrua

Hyđrua là tên hợp chất của hyđrô với nguyên tố khác. Đuôi "ua" gắn

với nguyên tố âm điện hơn. Ví dụ : hyđrua kim loại thì hyđrơ âm điện hơn

kiềm, kiềm thổ nên đuôi "ua" gắn liền với hyđrô : Liti hyđrua...

Trong hyđrua phi kim, với những nguyên tố âm điện hơn hyđrơ (Cl,

N...) thì đi "ua" đi liền với ngun tố đó : HCl- hyđrô clorua; NH3- hyđrô nitrua ...

Dựa vào bản chất liên kết hoá học trong hyđrua mà chia thành 3 loại: hyđrua ion, hyđrua cộng hoá trị và hyđrua kiểu kim loại.

• Hyđrua ion: là hyđrua của kim loại có tính khử mạnh (độ âm điện

nhỏ) như LiH, NaH ... trong những hợp chất này, hyđrơ có số oxy hố -1.

• Hyđrua cộng hố trị (H -X)

Phần lớn hợp chất của hyđrô với các nguyên tố khác là hợp chất cộng hoá trị. Cụ thể là hyđrua của các nguyên tố nhóm 4, 5, 6, 7 như CH4, NH3, H2S, HCl, HF.... đều là hyđrua cộng hoá trị. Trong những hợp chất này hyđrơ có số oxy hố là +1.

Hyđrua kiểu kim loại

Nhiều kim loại chuyển tiếp hấp thụ khí hyđrơ tạo nên chất rắn có

thành phần xác định hoặc biến đổi. Ví dụ: Ở điều kiện bình thường, 1VPd

(Paladi) hấp thụ 700-870VH2 và tạo ra Pd2H hoặc có thành phần biến đổi

PdHx.

2.1.2.3. Oxit XmOn

Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.

* Phân loại oxit: Tuỳ theo tính chất hố học mà người ta chia thành các

loại oxit như sau:

- Oxit bazơ: hiđroxit tương ứng có tính bazơ. - Oxit axit: hiđroxit tương ứng có tính axit.

- Oxit lưỡng tính: hiđroxit tương ứng vừa có tính axit vừa có tính bazơ. - Oxit trơ: là oxit khơng phản ứng với nước, oxit không tạo muối như N2O, CO ...

- Peoxit, supeoxit và ozonit.

* Peoxit: là oxit có chứa ion O22- tạo thành mạch trong phân tử:

[: O - O:]2-

Trong cấu tạo này, vỏ hoá trị của mỗi oxi là 2s22p5, có 7 điện tử, dùng 1

điện tử tạo liên kết σ, còn lại trên mỗi oxi có 6 electron.

* Supeoxit: là oxit có chứa io O2- tạo thành mạch: [:O-O:]-, sau khi tạo

liên kết σ, oxi thứ nhất có vỏ ngồi 2s22p3, cịn oxi thứ hai có vỏ hoá trị 2s22p4.

* Ozonit: là oxit có chứa ion O3- trong mạng lưới tinh thể. Ion O3- có cấu tạo tam giác (tương tự ozon nhưng thuận từ).

O

Chương 2 – Các chất vô cơ

______________________________________________________________ Hiện nay đã tổng hợp được ozonit của kim loại kiềm như KO3, RbO3 và của ion amoni NH4O3.

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)