- Hydrua dễ bay hơi: gồm hydrua của bo và tất cả các nguyên tố thuộc
R L Bậc tự do của hệ cân bằng này là:
2.3.1.3. Thuyết proton về axit-bazơ của Brönsted Lowry
Brönsted ( Đan Mạch) và Lowry (Anh) đã xây dựng nên thuyết này.
Thuyết này được gọi ngắn gọn là thuyết Brönsted.
* Định nghĩa về axit-bazơ:
- Axit là những chất có khả năng nhường proton cho chất khác. Axit có
thể là những phân tử trung hồ, có thể là các ion, Phân tử trung hoà: HCl → H+ + Cl- Anion: HCO3- H+ + CO32-; Cation: NH4+ H+ + NH3,
Ion kim loại hidrat hoá: [Al(OH2)6 ]3+ [Al(OH2)5OH]2+ + H+
Ion phức: [Pt(NH3)5H2O]4+ [Pt(NH3)5OH]3+ + H+
- Bazơ là những chất có khả năng nhận proton của chất khác.
Các ion hidroxit (OH-) vẫn là những bazơ của Brönsted nhưng amoniac,
piridin và nhiều phân tử, ion khác cũng là những bazơ. Có thể chia thành 3 nhóm bazơ:
1. Các bazơ trung hoà: H2O, NH3, C6H5NH2 ... 2. Các bazơ anion: OH-, Cl-, NO3- ...
3. Các bazơ cation: [Al(OH2)5OH]2+ ...
- Chất lưỡng tính: là những chất đồng thời đóng vai trò là axit (nhường
proton), đồng thời đống vai trị là bazơ (nhận proton).
Các dung mơi phân ly ra proton: H2O H+ + OH- (nước chứa proton)
H+ + H2O → H3O+
(nước nhận proton) Các anion của các đa axit: HSO4- H+ + SO42- (cho proton) H+ + HSO4- H2SO4 (nhận proton)
Chương 2 – Các chất vô cơ
______________________________________________________________ Khi một axit A nhường proton thì nó sẽ biến thành một bazơ liên hợp theo sơ đồ:
A B + H+
Axit Bazơ liên hợp + proton
Như vậy, một axit bao giờ cũng ứng với một bazơ liên hợp, gọi là cặp
axit-bazơ và được ký hiệu là A/B.
Ví dụ: CH3COOH CH3COO- + H+
axit bazơ
Ion axetat (CH3COO-) là bazơ liên hợp của axit axetic và axit axetic (CH3COOH) là axit liên hợp của bazơ axetat.
- Sự tách proton ra khỏi axit chỉ có thể thực hiện được khi có mặt một chất nhận proton, tức là phải có mặt một bazơ.
Phản ứng axit-bazơ bao giờ cũng xảy ra theo sơ đồ: A1 + B2 B1 + A2 axit 1 bazơ 2 bazơ 1 axit 2
* Độ mạnh của axit-bazơ:
Theo Brönsted, axit mạnh là axit có khuynh hướng nhường proton cho chất khác một cách mạnh mẽ, còn bazơ mạnh là bazơ có ái lực mạnh với proton.
Tương tác axit- bazơ xảy ra theo sơ đồ:
HA + B BH+ + A-