8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.3. Phương pháp dạy học, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
môn Ngữ văn, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở
1.2.3.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là “tổ hợp các cách thức hoạt động” của thầy và trị trong q trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Để đi sâu vào bản chất của phương pháp dạy học và để nêu rõ cụ thể quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trị, có tác giả đã đề nghị định nghĩa sau: Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập.
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của GV và HS trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. PPDH có 4 đặc điểm cơ bản: PPDH là sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của GV và cách thức hoạt động tương ứng của HS; PPDH có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố trong hoạt động dạy học, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung dạy học; PPDH vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan; PPDH có tính đa cấp, đa dạng [1].
Đổi mới phương pháp dạy học theo dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo giáo viên và việc dạy học ở các trường phổ thơng. Để đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả phải được
đặt trong trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với trắc nghiệm khách quan đảm bảo tính khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh: Đó là khuyến khích phát triển năng lực lập luận logíc, năng lực trừu tượng hoá và chiếm lĩnh vững chắc những nội dung giáo dục cần thiết cho việc học sinh tiếp tục học lên ở các bậc học khác hoặc rèn luyện được thái độ tích cực đối với lao động sản xuất, giúp học sinh hướng nghiệp và chọn nghề; chuẩn bị năng lực xử lý những tình huống của đời sống thực tế cá nhân và xã hội; phát triển thái độ tích cực và năng lực sáng tạo, hướng trí tuệ và sự sẵn sàng của tuổi trẻ vào thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay.
1.2.3.2 Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS
Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là thừa kế cái tốt và thêm cái mới hợp với thời đại mới. Đổi mới, cải tiến, cải cách là một quá trình liên tục, diễn ra trên nhiều lĩnh vực mang tính biện chứng của q trình phát triển và sự tiến bộ xã hội, thúc đẩy tiến trình phát triển.
Đổi mới PPDH là đòi hỏi khách quan, là nội dung chủ yếu trong đổi mới “căn bản, toàn diện về giáo dục” ở các nhà trường hiện nay theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học”
Đổi mới PPDH về thực chất là chuẩn hóa, hiện đại hóa PPDH theo lý luận dạy học hiện đại, đảm bảo cho PPDH luôn phát triển đồng bộ với sự phát triển của các thành tố khác của quá trình dạy học. Đổi mới PPDH chính là
tổng hợp cách thức, biện pháp giáo viên phối hợp, tương tác với học sinh bằng các phương pháp hiện đại nhằm phát triển nội lực, năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của học sinh lên một trình độ mới, cao hơn, góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu dạy học đã xác định.
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là quá trình diễn ra lâu dài, khó khăn, là hoạt động sáng tạo của giáo viên và học sinh. Phương hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS hiện nay là phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Theo đó, Đổi mới PPDH mơn Ngữ văn ở các trường THCS là sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh trên cơ sở kế thừa sáng tạo, có chọn lọc các PPDH truyền thống, kết hợp sử dụng các PPDH phát huy nội lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm môn học nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Thực chất đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là quá trình
tác động làm thay đổi, chuyển biến PPDH theo chiều hướng tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu về cách dạy và cách học nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS.
1.2.3.3. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở trường THCS
Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là những tác động của Hiệu trưởng đến toàn bộ con người, tổ chức và các điều kiện vật chất của nhà trường nhằm làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, chủ thể quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học là hiệu trưởng. Đối tượng chịu sự quản lý là tổ bộ mơn, tồn thể giáo viên, học sinh…..
quản lý trường học vào hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học mơn Ngữ văn góp phần hình và phát triển tồn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Vị trí, vai trị và mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
Mơn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ở trường THCS, là một mơn học có vai trị quan trọng trong hành trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người Việt Nam. Môn Ngữ văn giúp HS biết phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa của nhân loại, giáo dục tư tưởng, tình cảm cao đẹp của người cơng dân tương lai. Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở tiếp tục phát triển năng lực ngơn ngữ đã hình thành ở cấp tiểu học. Thơng qua những kiến thức và kỹ năng ngữ văn phổ thơng cơ bản, chương trình giúp học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. Kết thúc cấp trung học cơ sở, học sinh biết đọc hiểu dựa trên kiến thức đầy đủ hơn, sâu hơn về văn học và tiếng Việt, cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân; biết viết các kiểu loại văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng) đúng quy cách, quy trình; biết trình bày dễ hiểu, mạch lạc các ý tưởng và cảm xúc; nói rõ ràng, đúng trọng tâm, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; biết nghe hiểu với thái độ phù hợp và phản hồi hiệu quả.
Chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: Biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức cơng dân, tôn trọng pháp luật.
Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát
triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hồn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngơn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Mơn Ngữ văn là một mơn khoa học vừa có tính nghệ thuật ngơn từ vừa mang tính chất một mơn học, ở các trường THCS, môn Ngữ văn không đồng nhất với văn học ngoài xã hội.