8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đổi mới phương pháp
dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
1.5.1. Yếu tố chủ quan
Đội ngũ cán bộ QLGD là lực lượng trực tiếp quản lý tất cả các khâu của q trình giáo dục nói chung và hoạt động đổi mới PPDH mơn Ngữ văn nói riêng. Trình độ, năng lực của cán bộ QLGD sẽ ảnh hưởng quyết định sự thành bại của q trình đổi mới PPDH mơn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới. Vì vậy, các cấp QLGD cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng, nghiệp vụ về đổi mới PPDH và quản lý hoạt động đổi mới PPDH mơn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới cho đội ngũ cán bộ QLGD nhà trường. Trong quản lý, CBQL giáo dục của nhà trường cần tác động đến các khâu, các bước đổi mới PPDH môn Ngữ văn của giáo viên và học sinh thông qua việc đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác, tác động đến cả nhận thức, thái độ, các hành động cụ thể và kết quả đổi mới. Do đó, ngồi việc nắm vững chuyên môn, CBQL giáo dục các cấp phải có kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS. Nếu các chủ thể quản lý hạn chế về năng lực chun mơn và kinh nghiệm sẽ khó đưa ra được những quyết định phù hợp và hiệu quả quản lý sẽ không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Giáo viên dạy Ngữ văn phải là những người có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Ngữ văn ở trường THCS. Thông qua hoạt động dạy, GV giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời. Người GV phải tự giác từ bỏ những
phương pháp cũ, khơng phù hợp; tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Nếu giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới PPDH mơn Ngữ văn, có năng lực tốt thì sẽ tự mình tìm tịi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em; Biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu; Biết tạo hứng thú học tập cho HS, làm cho học sinh u thích mơn Ngữ văn, biết vận dụng kiến thức Ngữ văn vào cuộc sống. Khi đó, hiệu quả dạy học nói chung và dạy học mơn Ngữ văn sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, nếu nhận thức và năng lực của giáo viên về dạy học chưa tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Phẩm chất trí tuệ, năng lực của học sinh là nền móng cơ bản để đổi mới phương pháp học tập, nâng cao năng lực tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt. Đổi mới PPDH đòi hỏi học sinh phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp học tập tích cực như động cơ học tập đúng đắn, u thích mơn Ngữ văn, tính tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách và có ý thức và năng lực đổi mới phương pháp học tập.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 tác động toàn diện, trực tiếp tới nhận thức, thái độ, tác động quản lý của chủ thể và đối tượng quản lý, tác động đến các thành tố của mơn học trong đó có đổi mới PPDH mơn Ngữ văn ở các trường THCS. Đồng thời, định hướng, chỉ đạo việc xác lập và thực hiện các biện pháp quản lý dạy học mơn học nói chung và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn nói riêng.
Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho dạy học môn Ngữ văn như: sách giáo khoa, sách tham khảo, phòng học, thư viện, các phương tiện, thiết bị dạy học khác... có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý. Nếu điều kiện cơ
sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn sẽ làm cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh diễn ra thuận lợi hơn và mamg lại hiệu quả. Nếu phương tiện kỹ thuật thiếu, không đồng bộ, chất lượng kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả đổi mới PPDH môn Ngữ văn và quản lý đổi mới đổi mới PPDH môn học, làm cho các chủ thể giảng dạy và quản lý khó phát huy hết vai trị của mình trong thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS.
Quản lý đổi mới PPDH mơn Ngữ văn cịn chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan khác như điều kiện về kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương và điều kiện cụ thể của học sinh đã tạo ra những tiền đề khách quan cho học sinh và giáo viên trong đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Trong quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS, sự chỉ đạo của CBQL cấp trên sẽ là những định hướng, giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn diễn ra đạt kết quả cao, là yếu tố điều kiện nhưng có tác động trực tiếp tới đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã khảo cứu các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH nhằm khai thác những ưu điểm của PPDH truyền thống kết hợp và vận dụng linh hoạt một số PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua đó, tác giả cũng đã hệ thống hóa lý luận đổi mới PPDH môn Ngữ văn bậc THCS và quản lý hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn gồm các vấn đề sau:
- Đã làm rõ các khái niệm làm khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu; - Đã khảo cứu về PPDH và quản lý đổi mới PPDH ở nước ngoài và Việt Nam, cho rằng việc đổi mới PPDH rất cần thiết, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh;
- Đã chỉ ra các hoạt động đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THCS và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THCS theo tiếp cận các chức năng của quản lý và cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đổi mới PPDH mơn Ngữ văn ở trường THCS.
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn và quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI