Quản lý các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 107 - 110)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn

3.2.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn

môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa

Thơng qua thu hút được các nguồn tài lực, vật lực sẽ mang lại hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH cho đội ngũ giáo viên. Trong đó tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm TBDH, bổ sung các thiết bị hiện đại vào các phòng chức năng.

Tạo mọi điều kiện cần và đủ cho hoạt động đổi mới PPDH đi tới hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Giúp GV nhận thức được việc sử dụng TBDH không chỉ là phương tiện giảng dạy của GV mà cịn là cơng cụ, đối tượng, nguồn tri thức cho HS, giúp HS phát triển năng lực nhận thức và rèn luyện các kỹ năng.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nhà trường cần lập kế hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới. Tìm hiểu hiện trạng CSVC và TBDH của nhà trường, qua đó phân tích, đánh giá những mặt được, chưa được trong việc đầu tư, mua sắm, xây dựng và sử dụng trang thiết bị.

Việc đầu tư các nguồn kinh phí cho các hoạt động đổi mới PPDH có thể được huy động ở các nguồn sau: Kinh phí trích từ ngân sách: kinh phí từ ngân sách cấp cho các đơn vị trường học bao gồm chi lương (khoảng 80%) và chi thường xuyên (20%).

Kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia dành cho bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018;

kinh phí đào tạo bồi dưỡng của ngành GD&ĐT và kinh phí của mỗi cá nhân tự túc. Huy động kinh phí từ các nguồn khác bao gồm huy động từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách Nhà nước vào các hoạt động cải tạo CSVC, mua sắm trang TBDH tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Đặc biệt mua sắm thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của nhà trường, quan tâm đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại: máy vi tính, tivi, máy chiếu đa năng, máy chiếu projecter, bảng tương tác thông minh vào dạy học nhằm mục đích hiện đại hố và nâng cao hiệu quả của q trình dạy học; tăng cường đầu tư sách báo thư viện, tăng cường hệ thống công nghệ thơng tin phát huy vai trị của thư viện điện tử, cổng thông tin điện tử.

Để huy động các nguồn đầu tư cho giáo dục, cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục và các chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tích cực tham mưu và có kế hoạch đề xuất với cấp trên để có hướng đầu tư cho nhà trường các phịng học bộ mơn, nhà đa năng, sân chơi bãi tập…

Cung cấp hỗ trợ các điều kiện, nguồn lực để GV thực hiện đổi mới như hỗ trợ kinh phí làm đồ dùng dạy học trong các tiết dạy thí điểm, dạy mẫu, cung cấp các thiết bị máy móc hiện đại, cử GV cốt cán, GV giỏi hỗ trợ GV thực nghiệm...

Đẩy mạnh hoạt động tự tạo thiết bị, đồ dùng dạv học nhằm làm phong phú thêm về chủng loại và số lượng thiết bị đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Vận động các cá nhân, tổ chức xã hội ủng hộ đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Tăng cường nhiều đầu sách chuyên môn, sách tham khảo và đa dạng hóa các loại đầu sách. Đặc biệt chú trọng mua sắm và giới thiệu đến bạn đọc các loại sách về dạy học tích cực và PPDH tích cực.

Phát huy vai trò của nhân viên thiết bị trong quá trình theo dõi mức độ thường xuyên sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học; vai trò của nhân viên thư viện trong khai thác hệ thống sách - tài liệu; vai trị của Ban cơng nghệ thông tin nhằm đôn đốc ứng dụng công nghệ thông tin... để đạt hiệu suất cao nhất trong sử dụng thiết bị dạy học. Các nhân viên này không chỉ thực hiện một nhiệm vụ trơng coi, cho mượn - trả mà cần có thêm một nhiệm vụ: giúp Hiệu trưởng theo dõi, giám sát quá trình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.

Quán triệt tinh thần, trách nhiệm về việc sử dụng đi đơi với giữ gìn và bảo quản. Lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận phụ trách những TBDH thuộc bộ phận mình sử dụng. Lập hồ sơ theo dõi quản lý tình hình sử dụng và bảo quản. Hàng năm tổ chức kiểm kê, đánh giá hiện trạng sử dụng CSVC, TBDH để có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung phục vụ tốt dạy và học.

Chỉ đạo phân cơng phó Hiệu trưởng, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC- TBDH chi tiết ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch nhất thiết phải có mục đề xuất các thiết bị cần sử dụng. GV phải có lịch mượn hàng tuần chi tiết đến từng tiết dạy, thiết bị sử dụng…để nhân viên thiết bị có kế hoạch chung, sắp xếp một cách khoa học và tránh được tình trạng phịng bộ môn hoặc TBDH không sử dụng hoặc bị trùng lịch sử dụng.

Cuối học kì, cuối năm học kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng CSVC, TBDH để có kế hoạch mua sắm, bổ sung các TBDH hư hỏng. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế biểu dương, khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH, nhắc nhở phê bình những GV khơng thực hiện.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Xây dựng những cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong việc tạo ra các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy và học của nhà trường trong đó có nội dung đổi mới PPDH.

Đầu tư, mua sắm CSVC và TBDH phải tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà nước.

Hiệu trưởng phải nắm chắc nguyên tắc về tài chính và các văn bản hướng dẫn để tạo được nguồn kinh phí hoặc bố trí, sắp xếp nguồn kinh phí cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)