B. NỘI DUNG
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc
1.5.1.3. Mơi trường văn hóa xã hội
Một khi mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh thì ở đó cũng chính là nguồn năng lượng, tinh thần vô giá, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn cho các thế hệ, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy mơi trường văn hóa - xã hội có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, nhất là hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường cho thế hệ trẻ. Có thể nói các quốc gia thì trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nên cũng có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Nếu được sống trong một môi trường xã hội trong sạch, một cộng đồng xã hội lành mạnh, văn hóa văn minh, một mơi trường tốt đẹp thì chắc chắn hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cũng như tất cả mọi người sẽ có nhiều thuận lợi.
1.5.1.4. Thế mạnh và những mối quan hệ trong tham gia giáo dục bảo vệ môi trường.
Với lực lượng tri thức và lực lượng học sinh nhiều thì nguồn lực trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng và phong phú, đáp ứng nội dung đã đề ra. Muốn thành công trong hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể và các thành viên trong tập thể của nhà trường. Ngoài ra, sự kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng, các lực lượng, đồn thể và chính quyền địa phương là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh trong Trường Tiểu học trên địa bàn. Cùng với các hoạt động đó cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu cũng như đóng góp trong lĩnh vực môi trường trong việc hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ môi trường cho các tất cả đối tượng trong đó có học sinh là nồng cốt.