B. NỘI DUNG
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc sinh trên địa bàn
3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Làm cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong nhà trường nắm vững được các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành và hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục về hoạt động Giáo dục môi trường. Cung cấp thêm kiến thức về môi trường, những hậu quả đã, đang và sẽ xảy ra khi môi trường bị xuống cấp, ô nhiễm. Làm cho tất cả mọi người đều có ý thức, trách nhiệm đối với các hành vi của mình khi tác động đến mơi trường.
Tăng cường giáo dục về tư tưởng học sinh để có định hướng cho hoạt động Giáo dục mơi trường trong từng năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực, huy động học sinh tham gia vào các hoạt động vì mơi trường.
Cán bộ quản lý và các lực lượng như Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Cơng đồn và đội ngũ giáo viên phải quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo Đắk R’Lấp, phịng Tài ngun và Mơi trường Đắk R’Lấp về hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó, cần có những định hướng, kế hoạch cho hoạt động Giáo dục môi trường hằng năm với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động Giáo dục môi trường trong nhà trường.
a. Đối với Cán bộ Quản lý của nhà trường
Phải nắm vững các văn bản của cấp trên về hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh: quán triệt trong giáo viên, học sinh một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo và vận động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện hoạt động này có hiệu quả hơn.
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh từng năm học đảm bảo tính khả thi. Hiệu trưởng phải nắm vững các lực lượng trong và ngồi nhà trường về hoạt động Giáo dục mơi trường, chất lượng giáo dục của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp quản lý đã thực hiện và nắm vững về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
Tổ chức hội nghị viên chức vào đầu năm học kết hợp ký giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng, Chủ tịch Cơng đồn và giáo viên và nhân viên của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục môi trường của nhà trường.
Tổ chức hội thảo, hội nghị về hoạt động Giáo dục mơi trường cho học sinh, bố trí hợp lý về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và cách thức tiến hành.
Thành phần tham dự gồm cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện chính quyền địa phương và các đồn thể. Qua đó đề ra được những hình thức và
biện pháp thích hợp để triển khai và quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh.
b. Đối với Đoàn thanh niên – Đội Thiếu niên
Thông qua các ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, các ngày kỷ niệm như Ngày thành lập Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), Ngày Trái đất (21/04), Ngày Mơi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6)... Đoàn thanh niên - Đội Thiếu niên tổ chức các hoạt động tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh, đối với đời sống của mỗi cá nhân, đối với con người và đất nước. Từ đó, định hướng các hành động đúng đắn về Giáo dục môi trường cho học sinh.
Nắm bắt kịp thời những chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các kế hoạch, chương trình hành động của huyện đồn Đắk R’Lấp và Phịng Tài nguyên Môi trường huyện Đắk R’Lấp, để xây dựng chương trình hành động trong năm học với nội dung và hình thức thiết thực, hấp dẫn đồn viên, thanh niên tích cực tham gia nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh.
c. Đối với Giáo viên
Cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng phù hợp nhằm giúp học sinh đạt được những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kỹ năng, cần thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn để động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện và lĩnh hội kiến thức về Giáo dục môi trường. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, sự hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; từ đó giúp học sinh phát triển tối đa năng lực và tiềm năng cho bản thân.
Đối với Tổng phụ trách Đội, là người gần gũi học sinh, có vai trò lớn trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục môi trường cho học sinh, phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận dụng các phương pháp Giáo dục môi trường cho học sinh. CVHT phải thường xuyên lưu ý và nhắc nhở học sinh; kịp thời phổ biến và quán triệt trong học sinh sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đắk R’Lấp và của Nhà trường về Giáo dục môi trường.
d. Đối với Cơng đồn nhà trường
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức Cơng đồn nhà trường nâng cao nhận thức tầm quan trọng của các cuộc vận động trong năm học như cuộc vận động
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận
động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực” và "Vì trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp”.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của các thầy cô giáo trong mọi lĩnh vực: giảng dạy, công tác và thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, quy định của ngành giáo dục, trong đó có sự quan tâm đối với công tác Giáo dục môi trường cho học sinh.
Để thực hiện được các nội dung trên, cần đầu tư, trang bị thêm cơ sở vật chất cho nhà trường để thực hiện các buổi hội thảo, chuyên đề, các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa cho học sinh. Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức Đoàn, Đội tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, đội viên và học sinh.
Lãnh đạo nhà trường phải có quyết tâm cao trong chỉ đạo cơng tác Giáo dục môi trường cho học sinh, xem đây là một trong những nội dung chính, cốt lõi trong nhiệm vụ giáo dục môi trường của nhà trường. Tập thể nhà trường đoàn kết, đồng hành và thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh được công khai, lấy ý kiến rộng rãi trong tập thể cán bộ, giáo viên và được sự nhất trí.