Lưu ý khi tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về nội dung, phương

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 104)

B. NỘI DUNG

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc sinh trên địa bàn

3.2.4.3. Lưu ý khi tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về nội dung, phương

- Để thực hiện tốt thì hiệu trưởng có dự tốn kinh phí dành cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, phải thường xuyên kiểm tra, nắm bắt việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các tổ chuyên môn và giáo viên.

3.2.4.3. Lưu ý khi tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về nội dung, phương pháp giáo dục môi trường phương pháp giáo dục môi trường

Khóa tập huấn phải được thiết kế sao cho giáo viên luôn tham gia một cách hứng thú. Điều này có nghĩa là chủ đề và phương pháp học tập phải gắn liền với người học.

Giáo viên có nhiều cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trách nhiệm học tập với người học, làm cho người học cùng tham gia, kêu gọi sự hỗ trợ, cam kết, trách nhiệm, ý kiến phản hồi từ người học về việc xây dựng và duy trì mơi trường học tập hiệu quả; khuyến khích họ thực hiện vai trò vừa là bạn bè, vừa là người cố vấn, người cho lời khuyên đối với các bạn cùng học về nội dung giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập huấn, phải đảm bảo rằng các yếu tố vật chất và hành chính của khóa tập huấn phải được điều phối và quản lý tốt, không gây ra bất cứ căng thẳng hay lo lắng nào cho giáo viên. Thậm chí những việc nhỏ như sự sạch sẽ, ngăn nắp của phòng tập huấn, sự chuẩn bị hay lắp đặt trước các hỗ trợ kỹ thuật, sự chuẩn bị các phịng nhỏ cho bài tập nhóm, hạn chế tiếng ồn và sự di chuyển trong phòng (người đến, người đi…) đều là các yếu tố quan trọng giáo viên phải bao quát để đảm bảo rằng giáo viên không bị xáo trộn hoặc phải lo lắng những vấn đề này trong quá trình tập huấn.

Quan trọng nhất, hành vi của giáo viên sẽ đóng góp đáng kể cho nội dung tập huấn giáo dục môi trường. Giáo viên chỉ nắm vững kiến thức của khóa tập huấn thơi chưa đủ, điều quan trọng là họ phải hiểu chính bản thân – hiểu rõ các quan điểm, các giá trị, hành vi, hành động của mình liên quan đến nội dung giáo dục mơi trường, luôn quan tâm đến người học, ứng xử khéo léo, đầu tư công sức cho nội dung dạy học và giáo dục môi trường.

3.2.5. Xây dựng nội dung giáo dục môi trƣờng gắn với thực tiễn và thực tế địa phƣơng

3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Việc coi trọng và thường xuyên đưa nội dung các chủ đề về cuộc sống địa phương vào giảng dạy nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng, chú trọng học qua trải nghiệm đã tạo nên những bước chuyển biến về mơi trường học tập tích cực, hứng thú đối với người học. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, các hoạt động giáo dục môi trường gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục môi trường địa phương là nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, mơi trường của huyện Đắk R’Lấp. Thơng qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giáo dục mơi trường bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế – xã hội của huyện Đắk R’Lấp ngày càng phát triển.

Nội dung giáo dục mơi trường góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Hiểu rõ về nội dung giáo dục môi trường ở địa phương được thiết kế thành các chủ đề trải nghiệm với mục tiêu nhằm nâng cao kinh nghiệm sống và những hiểu biết của các em trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lí, kinh tế, mơi trường địa phương… giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giáo dục môi trường trong thực tiễn hàng ngày mà các em gặp ở địa phương.

Ngay từ đầu năm học dưới sự chỉ đạo của chuyên môn trường, giáo viên trong tổ, khối nghiên cứu, thảo luân, thống nhất lựa chọn, xây dựng kế hoạch dạy học có lồng ghép giáo dục môi trường gắn với thực tiễn và thực tế địa phương vào từng tiết Sinh hoạt dưới cờ, tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề, tiết Sinh hoạt lớp trong môn hoạt động trải nghiệm hay lồng ghép vào các bài học ở các môn học khác, các hoạt động giáo dục.

3.2.5.3. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

Khi thực hiện biện pháp này, Hiệu trưởng và giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ học sinh sẽ được trải nghiệm với những vấn đề gì đang tồn tại về môi trường ở địa phương, nảy sinh xung quanh các em. Để học sinh sẽ có cơ hội sử dụng tối đa các giác quan trong việc tiếp nhận, chuyển hóa thơng tin và biểu đạt chúng dưới các dạng thức khác nhau qua đó nhằm giáo dục phẩm chất, kĩ năng cho học sinh.

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục môi trƣờng

3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Cơng tác kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, không thể thiếu trong chức năng của nhà quản lý. Khơng có kiểm tra sẽ khơng có quản lý, kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý.. Kiểm tra, đánh giá là một quá trình thường xuyên của hiệu trưởng để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí.. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là xem xét hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra hay không. Ngoài ra, qua kiểm tra, đánh giá cũng thấy được sự phù hợp của kế hoạch giáo dục mơi trường mà mình đề ra trong thực tế, nguồn lực và thời gian, để từ đó có bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh, giúp giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học của mình cho phù hợp nhằm giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tự nhiên, từ đó hình thành thái độ, hành vi đối với môi trường và giáo dục môi trường phù hợp.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh qua việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục mơi trường vào các mơn học có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường và việc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp về mơi trường và giáo dục môi trường thông qua việc đánh giá học sinh về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh đối với môi trường và vấn đề giáo dục môi trường

Để thực hiện được tốt việc kiểm tra, đánh giá giáo viên qua công tác dự giờ thăm lớp, đánh giá tiết dạy có lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục mơi trường cho học sinh. Nội dung được kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến nội dung kiến thức về môi trường mà giáo viên cung cấp cho học sinh, các

phương pháp giáo viên đã sử dụng trong giờ dạy hay hoạt độngngồi giờ lên lớp, các hình thức giáo dục mơi trường mà giáo viên đã tổ chức cho học sinh. Ngồi ra, cịn có thể kiểm tra, đánh giá chất lượng của hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh thông qua việc đánh giá học sinh về kiến thức, thái độ và tình cảm, hành vi và kỹ năng của các em đối với môi trường và ý thức trong việc giáo dục môi trường xung quanh. Có thể sử dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá như:

Kiểm tra, đánh giá học sinh về việc tiếp thu các kiến thức về môi trường qua các bài kiểm tra định kì, thường xun của các mơn học có lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường với tỉ lệ nội dung và biểu điểm phù hợp.

Thông qua việc quan sát cách sinh hoạt, hội thi như thiết kế thời trang của học sinh thái độ hành vi của các em đối với môi trường mọi lúc và mọi nơi. Cần thường xuyên quan sát, đánh giá công việc vệ sinh khuôn viên, hành lang, khu vực được phân cơng, việc xanh hóa lớp học, giữ gìn vệ sinh chung trong nhà trường.

Trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, Hiệu trưởng cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục mơi trường, từ đó đề ra các tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Khi đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cần chú ý sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, đảm bảo mục tiêu chung và mục tiêu phù hợp với thực tế địa phương, cần bổ sung thường xuyên về nội dung, hình thức.

3.2.6.3. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này, người giáo viên nắm vững qui định về việc : lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào các nội dung học tập, thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận với giáo viên vấn đề sơ kết, đánh giá học sinh các nội dung về giáo dục môi trường.

Giáo viên phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Đánh giá thường xuyên công tác vệ sinh trường lớp, ý thức và

hành vi của học sinh đối với môi trường, trao đổi, thảo luận, nhắc nhở trong các cuộc họp của nhà trường.

3.2.7. Tăng cƣờng phối hợp các lực lƣợng giáo dục mơi trƣờng, cho học sinh

3.2.7.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng cần thực hiện huy động đầy đủ các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Thiếu nhân lực dù vật lực, tài lực có đầy đủ cũng khơng mang đến thành công. Khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nói chung và công tác giáo dục mơi trường nói riêng, Hiệu trưởng phải lưu ý đến vai trò của các lực lượng trong việc hỗ trợ nguồn lực. Sự phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên của các lực lượng trong và ngoài nhà trường sẽ giúp cho hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh sẽ tiến triển và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Công đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và các lực lượng bên ngoài nhà trường. Phát huy tối đa sức mạnh, khả năng của từng tổ chức bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục môi trường cho học sinh.

Cách thức thực hiện biện pháp: a) Phối hợp với Cơng đồn cơ sở

- Tổ chức Cơng đồn nhà trường có chức năng động viên giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy, trong cơng tác giáo dục mơi trường cho học sinh, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với Cơng đồn nhà trường.

- Cơng đồn cần phối hợp với Ban giám hiệu tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng “Đơn vị văn hố”, đồn kết, giúp đỡ nhau, sống giản dị, trung

thực, trách nhiệm. Kết hợp hài hòa hoạt động giáo dục khác với nội dung giáo dục môi trường, luôn tạo một tư thế thường xuyên trong nhận thức, hành vi đúng đắn của sinh viên trong các mối quan hệ thầy- trò, trò- trò, quan hệ chặt chẽ giữa con người và môi trường sống.

- Ban giám hiệu phối hợp với Cơng đồn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí hoạt động, khen thưởng kịp thời và thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm để phát huy vai trị tích cực của tổ chức Cơng đồn trong cơng tác giáo dục mơi trường.

b) Phối hợp với Đoàn thanh niên

- Đồn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị của thanh niên, có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, lý tưởng, rèn luyện thanh niên trong hoạt động thực tiễn, xung kích trong các phong trào của nhà trường và Đoàn cấp trên tổ chức. Tổ chức Đoàn là nơi đào tạo ra lớp người có đủ phẩm chất và năng lực làm chủ đất nước tương lai.

- Tổ chức Đồn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp khác, trong đó có hoạt động giáo dục mơi trường cho học sinh. Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo CVHT, giáo viên bộ mơn có nội dung giáo dục môi trường phối hợp chặt chẽ với Đoàn tổ chức tốt các hoạt động, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia các Hội thi, các phong trào về giáo dục môi trường.

- Tuyên truyền, phát động phong trào đồn viên tích cực tham gia xây dựng “Lớp học văn hoá” tại Trường. Tổ chức Đoàn phải định hướng về mặt nhận thức, chỉ đạo về mặt hành động để đồn viên có hành vi đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp học, trong trường và ngay cả nơi công cộng.

Để tổ chức tốt các phong trào trên, tổ chức Đoàn cần kết hợp chặt chẽ với CVHT, giáo viên các lớp trong việc quản lý đoàn viên, hội viên, phải có kế hoạch, biện pháp tổ chức cụ thể, phù hợp với hoạt động của nhà trường,

được Ban giám hiệu thống nhất thực hiện. Ngoài ra, cần tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng trường và các tổ chức ngoài trường, tổ chức tốt các hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng mang tính thời sự về hoạt động giáo dục môi trường.

c) Tăng cường phối hợp với các lực lượng bên ngồi nhà trường

- Trong cơng cuộc giáo dục, cần có sự kết hợp chặt chẽ của 3 mơi trường giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, các tiềm năng giáo dục của các lực lượng xã hội ngày càng to lớn đã và đang được thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục. Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng bộ, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, nhà trường cần tập hợp, tổ chức, động viên và phối hợp hoạt động với các lực lượng này để triển khai có hiệu quả cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Bằng nhiều hình thức phong phú, Hiệu trưởng chỉ đạo tuyên truyền, trao đổi với các lực lượng xã hội này về đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, đặc biệt là phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường để họ hiểu về mục đích, yêu cầu giáo dục trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch phối hợp hành động các tổ chức này một cách chặt chẽ ngay từ đầu năm học.

- Để thực hiện giáo dục bằng hình thức tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp, đặc biệt là bên ngoài nhà trường rất quan trọng, giúp học sinh xâm nhập vào thực tế để tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 104)