B. NỘI DUNG
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc sinh trên địa bàn
3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về nội dung, phương pháp giáo dục
pháp giáo dục mơi trường
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục môi trường ở các Trường trên địa bàn huyện. Chỉ khi đội ngũ giáo viên nhận thức tốt, có kiến thức và kỹ năng tốt mới có khả năng phát huy mọi yếu tố, mọi phương pháp trong hoạt động giáo dục mơi trường cho học sinh. Do đó, hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng, tập trung bồi dưỡng và xác định vai trò chủ đạo của giáo viên thì hoạt động giáo dục mơi trường mới có thể thành cơng.
- Hàng năm, giáo viên các bộ môn liên quan giáo dục môi trường đã được tham gia các buổi tổ chức tập huấn về mục đích, nội dung, phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường. Tuy nhiên, số lượt giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng hàng năm còn hạn chế, chủ yếu về
phương pháp dạy học, ít đi sâu về nội dung các học phần. Vấn đề về giáo dục môi trường chỉ được nhắc với thời lượng rất ít và thường lồng ghép trong tập huấn về kỹ năng theo chương trình giáo dục. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng chủ yếu chú trọng về mặt kiến thức, chưa đánh giá được tầm quan trọng ý thức và trách nhiệm giáo viên đối với mơi trường. Vì vậy, việc chỉ đạo của hiệu trưởng về việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là hết sức cần thiết, là nền tảng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục môi trường trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về nội dung, phương pháp giáo dục môi trường cho giáo viên các chuyên ngành có nội dung tích hợp giáo dục mơi trường trong năm học. Ngoài ra, hiệu trưởng yêu cầu Tổng phụ trách, giao cho Trưởng khối tăng cường trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục môi trường.
- Khi xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, đơn vị được phân công cần dự thảo kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, trao đổi, thống nhất trong Hội đồng trường, lấy ý kiến trong hội đồng trường để bổ sung, hoàn chỉnh, thống nhất kế hoạch và triển khai thực hiện. Các trưởng khối có giảng dạy nội dung giáo dục môi trường phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của cấp trên, tài liệu chuyên môn, thông tin về thực trạng để xác định phương hướng bồi dưỡng giáo viên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Trưởng khối và giáo viên giảng dạy các học phần có nội dung tích hợp giáo dục mơi trường lập kế hoạch bồi dưỡng theo nội dung đã phân công. giáo viên phải lựa chọn và xác định nội dung đề xuất bộ môn bồi dưỡng hoặc bản thân phấn đấu học tập tự bồi dưỡng. Bộ môn bồi dưỡng những nội dung đơn giản hơn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến về các nội dung các tích hợp, lồng
ghép giáo dục mơi trường vào các bài học ở các mơn học. Những hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên tự bồi dưỡng bằng cách: tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, tạp chí hay mạng internet để cập nhật kiến thức, những vấn đề về môi trường và