Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 79)

B. NỘI DUNG

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc

2.6.1. Ưu điểm

Nhìn chung, đa số học sinh có ý thức chấp hành tốt kỷ luật, nội quy phịng học, có lối sống lành mạnh, ln tự giác và tích cực nghiên cứu, học tập; được sự quan tâm giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội; có thái độ, tình cảm và các hành vi tốt đối với môi trường, quan tâm thường xuyên đến mơi trường sống xung quanh và có ý thức tích cực trong các hoạt động lao động vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tham gia cùng với nhà trường xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp tại trường đồng thời học sinh còn là lực lượng hỗ trợ địa phương hồn thành tiêu chí mơi trường là một trong các tiêu chí nơng thơn mới.

Cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn hiện nay đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của hoạt động giáo dục môi trường và quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu đã đẩy mạnh hoạt động này như là một hoạt động giáo dục quan trọng; việc tạo cảnh quan trong khuôn viên trường luôn được quan tâm xây dựng nên đã đạt một số kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyên Đắk R’Lấp

2.6.2. Hạn chế

Một bộ phận học sinh chưa thực sự có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện bảo vệ môi trường như thực hiện tốt nội quy trường lớp, chưa tự giác tham gia tình nguyện các hoạt động bảo vệ mơi trường sống xung quanh, ý thức vệ sinh trường, lớp cịn kém, một số ít cịn viết vẽ lên bàn ghế, vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường, nơi cơng cộng, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

Vai trò quản lý của nhà trường một phần chưa phát huy đầy đủ, làm theo từng đợt, chưa có kế hoạch cụ thể, tồn diện. Chưa thực hiện đầy đủ nội dung quản lý hoạt động dạy, kiểm tra của giáo viên, chưa chú trọng đến các nội dung lồng ghép, tích hợp một cách đồng bộ, trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cũng như chưa đa dạng hóa các nội dung hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.

Việc tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn khá tốt nhưng việc tạo ra các lớp bồi dưỡng tập huấn tại cơ sở còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục môi trường.

Việc phối hợp giữa Ban giám hiệu với các lực lượng bên trong nhà trường chưa được thường xuyên, chặt chẽ. Các hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường cịn bó hẹp trong nhà trường, ít tổ chức bên ngồi nhà trường vì thiếu sự phối hợp đồng bộ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Cơ sở vật chất được đầu tư ngày một đầy đủ hơn cho các chuyên ngành đào tạo nhưng thiết bị dạy học hoặc hỗ trợ cho hoạt động giáo dục mơi trường vẫn cịn hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục môi trường còn chưa thường xuyên, chưa đồng bộ trong hệ thống. Cách thức tổ chức, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về giáo dục mơi trường cịn ít, lập lại hàng năm gây nhàm chán cho học sinh, chưa thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Cán bộ quản lý chưa thường xuyên quan tâm bồi dưỡng giáo viên về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Tuy cán bộ quản lý nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục môi trường nhưng việc triển khai thực hiện hoạt động giáo dục môi trường chưa đạt hiệu quả cao.

Việc quản lý các hoạt động giảng dạy trên lớp và thực hiện các hoạt động giáo dục mơi trường ngồi giờ lên lớp cho học sinh chưa chặt chẽ. Chủ yếu quản lý giờ dạy chính khóa, ít quan tâm đến các nội dung lồng ghép, tích hợp

theo qui định, coi nhẹ việc lồng ghép, tích hợp, trong đó có nội dung giáo dục môi trường cho học sinh.

Nguồn kinh phí đầu tư về mơi trường còn hạn hẹp. Điều kiện cịn khó khăn co sỏ vật chất và thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục môi trường ở trường chưa đồng bộ. Tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhất là các tài liệu về môi trường chưa phong phú và đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá thường chú trọng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên ở mơn học chính khóa, các nội dung chính của mơn học. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục học sinh nói chung diễn ra khơng thường xuyên, đồng thời việc xây dựng các tiêu chí đánh giá các nội dung lồng ghép, tích hợp ở các mơn học chưa có được sự quan tâm, trong đó có nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua đánh giá thực trạng về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyên Đắk R’Lấp cho thấy nhận thức và hành vi đối với môi trường của học sinh có nhiều vấn đề cần quan tâm. Ý thức và hành vi bảo vệ môi trường của một bộ phận học sinh còn nhiều hạn chế.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh, tác giả nhận thấy: cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc đẩy mạnh các nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường, ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục môi trường thơng qua việc lồng ghép, tích hợp trong các mơn học đạt hiệu quả thấp, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Việc kiểm tra- đánh giá chưa chặt chẽ, thường xuyên, hình thức tổ chức chưa phong phú, thiếu các biện pháp quản lý phù hợp. Chưa tuyên dương thường xuyên các tấm gương về hoạt động giáo dục môi trường tiêu biểu.

Để khắc phục tình trạng này, địi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý trong đó giữ vai trị then chốt là hiệu trưởng phải tìm tịi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện chohọc sinh cho trường trong tình hình hiện nay.

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trƣờng cho học sinh tiểu học

3.1.1. Quan điểm chủ trương của Sở, Phòng giáo dục và của nhà trường. trường.

Nghị quyết XIII của Đảng tiếp tục quán triệt quan điểm: “Mơi trường là vấn đề tồn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phịng ngừa là chính; kết hợp kiểm sốt, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững” và “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.

Quan điểm

Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ mơi trường, xố nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề mơi trường hiện tại và phịng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.

- Giáo dục môi trường là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe cho học sinh và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ môi trường.

- Giáo dục môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện lồng ghép trong nội dung học tập, các chương trình mục tiêu.

- Giáo dục mơi trường lấy phương châm phòng ngừa là chính. Đối với các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thối, cải thiện mơi trường, bảo tồn thiên nhiên…

- Việc tăng cường đào tạo, giáo dục nâng cao năng lực và ý thức Giáo dục mơi trường, xã hội hóa cơng tác Giáo dục mơi trường trong tồn ngành là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động Giáo dục môi trường.

3.1.2. Một số nguyên tắc.

Giáo dục môi trường cần xem xét các vấn đề môi trường cơ bản dựa trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu vực. Đồng thời phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp độ địa phương, quốc gia hoặc quốc tế trong việc ngăn chặn và giải quyết các vấn đề môi trường.

Giáo dục môi trường phải tạo điều kiện để học sinh thực hành những điều học được và giúp cho học sinh có cơ hội tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Giáo dục mơi trường cịn giúp học sinh nhận biết được các hiện tượng và nguyên nhân sâu xa của các vấn đề môi trường. Giáo dục môi trường cần sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận đối với việc dạy và học về mơi trường, trong mơi trường và vì mơi trường, tập trung vào các hoạt động thực hành và kinh nghiệm thực tế.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, tác giả xin đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp. Việc đề xuất các biện pháp phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh. Các biện pháp được đề xuất phải giúp người cán bộ quản lý trong quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh để học sinh hiểu biết được bản chất của các vấn đề môi trường, thực chất là trang bị được các kiến thức về mơi trường. Qua đó giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề về mơi trường, từ đó định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử thân thiện với mơi trường. Học sinh có tri thức, kỹ năng, sự hiểu biết, phương pháp hành động đối với những giá trị của môi trường. Qua đó, nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp.

3.1.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh là một khoa học mang tính liên ngành. Đây là một quy trình chặt chẽ, tồn diện giúp mang lại hiệu quả trong công tác quản lý.

Các biện pháp được đề xuất phải tác động tích cực lên tồn bộ q trình quản lý hoạt động giáo dục mơi trường cho học sinh, tác động lên đội ngũ cán bộ quản lý, các lực lượng tham gia Giáo dục môi trường cho học sinh và bản thân học sinh.

Các biện pháp được đề xuất phải trên cơ sở có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và được sắp xếp theo hệ thống khoa học trong q trình quản lý hoạt động Giáo dục mơi trường cho học sinh.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, được thực tiễn chứng minh về tính hiệu quả theo hướng tích cực. Trong quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh, từ những yếu kém, hạn chế về quản lý của cán bộ quản lý, đề xuất các biện pháp quản lý

hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh giúp cán bộ quản lý và giáo viên khắc phục những hạn chế, nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị sẵn sàng cho các giai đoạn tiếp theo.

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, phù hợp với mục tiêu bậc học Tiểu học, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Mọi biện pháp dù hiệu quả đến đâu đều phải phù hợp với đối tượng, với điều kiện hoàn cảnh thực tế. Mỗi biện pháp đưa ra đều phải được các cán bộ quản lý và giáo viên tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, thoải mái và phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, trong hành vi giúp thay đổi, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh.

Các biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục môi trường cho trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp là những biện pháp có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế hiện nay và trong những năm tới. Tính khả thi của các biện pháp là điều kiện mang ý nghĩa quan trọng trong q trình quản lý hoạt động Giáo dục mơi trường cho học sinh.

Vì vậy, các biện pháp khi xây dựng phải đảm bảo tính khoa học và phải thăm dị tính khả thi trước khi đề xuất nhằm đạt kết quả cao nhất.

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trƣờng cho học sinh trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp.

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục đích, vai trị và ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường. viên và học sinh về mục đích, vai trị và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp là nhằm mục đích làm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các tổ chức Đoàn thể trong các nhà

trường nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh nói riêng, đồng thời góp phần hồn thiện nhân cách của con người Việt Nam.

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng Giáo dục môi trường cho học sinh và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Khi nhận thức về vấn đề môi trường càng sâu sắc, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với mơi trường thì cơng tác huy động các lực lượng chủ yếu tham gia vào các hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh sẽ dễ dàng hơn, việc tổ chức các hoạt động Giáo dục môi trường sẽ được hưởng ứng tích cực hơn. Điều đó có nghĩa là đã đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động của mỗi chủ thể, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của hoạt động giáo dục này.

3.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Làm cho lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong nhà trường nắm vững được các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)