Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 105 - 106)

B. NỘI DUNG

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc sinh trên địa bàn

3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Việc coi trọng và thường xuyên đưa nội dung các chủ đề về cuộc sống địa phương vào giảng dạy nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng, chú trọng học qua trải nghiệm đã tạo nên những bước chuyển biến về mơi trường học tập tích cực, hứng thú đối với người học. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, các hoạt động giáo dục môi trường gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục môi trường địa phương là nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, mơi trường của huyện Đắk R’Lấp. Thơng qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giáo dục mơi trường bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế – xã hội của huyện Đắk R’Lấp ngày càng phát triển.

Nội dung giáo dục mơi trường góp phần tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hịa cả thể chất và tinh thần, hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng đó là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.

Hiểu rõ về nội dung giáo dục môi trường ở địa phương được thiết kế thành các chủ đề trải nghiệm với mục tiêu nhằm nâng cao kinh nghiệm sống và những hiểu biết của các em trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lí, kinh tế, mơi trường địa phương… giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giáo dục môi trường trong thực tiễn hàng ngày mà các em gặp ở địa phương.

Ngay từ đầu năm học dưới sự chỉ đạo của chuyên môn trường, giáo viên trong tổ, khối nghiên cứu, thảo luân, thống nhất lựa chọn, xây dựng kế hoạch dạy học có lồng ghép giáo dục môi trường gắn với thực tiễn và thực tế địa phương vào từng tiết Sinh hoạt dưới cờ, tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề, tiết Sinh hoạt lớp trong môn hoạt động trải nghiệm hay lồng ghép vào các bài học ở các môn học khác, các hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 105 - 106)