Tâm sinh lý học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 49)

B. NỘI DUNG

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc

1.5.2.1. Tâm sinh lý học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với q trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em.

- Đặc điểm tình cảm:

Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.

Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững:

Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận.

Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững.

- Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ.

Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ cịn thấp. Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đơi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ.

- Đặc điểm chú ý: Ở học sinh tiểu học, chú ý khơng chủ định cịn giữ vai trị chính, sức tập trung chú ý chưa cao, chú ý chưa bền vững.

- Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học: Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tịi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệ của các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp I thiên nặng về nhận thức cảm tính, tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưa nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong.

Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê học tập chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến, …

Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới.

- Đặc điểm trí nhớ:

Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.

Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:

Tăng cường vai trị của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực quan hình tượng.

Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong các trường tiểu học ngoài hoạt động dạy và học, còn phải tổ chức nhiều hoạt động khác như đã nêu trên. Trong đó, quản lý cơng tác giáo dục bảo vệ mơi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của xã hội. Do đó, người cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ vai trị trách nhiệm của mình thơng qua việc huy động, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của mình trong quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ, đặc biệt ở bậc học Tiểu học, các em đang độ tuổi phát triển và định hình về nhân cách, thói quen những người chủ tương lai của đất nước, là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường và phát triển bảo vệ đất nước. Để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục môi trường ở các trường tiểu học, cần có những biện pháp đồng bộ, hợp quy luật của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý trong việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường.

Tóm lại, con người và mơi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, con người sống trong mơi trường nào thì chịu sự tác động qua lại của mơi trường đó. Trong mối quan hệ tương tác đó, mơi trường tự nhiên làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng, vừa bảo vệ mơi trường tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài.

Với ý nghĩa đó, chương 1 là nền tảng lý luận để tìm hiểu thực trạng “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp” nhằm mục đích để xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học trong thời gian tới.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC

MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)