B. NỘI DUNG
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
- Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục môi trường và quản lý hoạt động giáo dục mơi trường cho học sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, là cơ sở xuyên suốt trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp.
- Thực tế cho thấy, vai trò của mỗi giáo viên là hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh; ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Nếu vai trị của giáo viên có tầm quan trọng trong các hoạt động giáo dục thì vai trị của người cán bộ quản lý lại càng quan trọng hơn. Vì vai trị của người cán bộ quản lý là định hướng từ việc giáo dục nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì thế nếu mỗi cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn và quyết tâm hành động một cách đồng bộ thì hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục mơi trường nói riêng sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Hoạt động giáo dục môi trường trong cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp được tổ chức dưới hai hình thức đó là: giáo dục mơi trường thơng qua hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép và giáo dục mơi trường thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp. Hai hoạt động này song song diễn ra hằng ngày trong hoạt động chung của các nhà trường đồng thời bổ sung cho nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Hơn nữa, trong cả hai hình thức hoạt động giáo dục môi trường trên, giáo viên là người trực tiếp tổ chức và triển khai các hoạt động, là người đóng vai
trị quan trọng trong cả hai hình thức giáo dục môi trường nêu trên. Năng lực sư phạm, kỹ năng và kiến thức về môi trường và giáo dục môi trường của giáo viên sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động giáo dục mơi trường. Vì thế, nhà trường cần phải quan tâm quản lý việc bồi dưỡng giáo viên về nội dung và phương pháp giáo dục môi trường.
- Giáo dục môi trường cho học sinh trong nhà trường ln địi hỏi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Hoạt động giáo dục môi trường không chỉ diễn ra bên trong nhà trường mà cịn diễn ra ở ngồi nhà trường. Vì vậy, cần phải quan tâm và phối hợp không chỉ các tổ chức bên trong mà còn với các tổ chức bên ngoài nhà trường nhằm tập trung được nguồn lực con người tốt nhất để triển khai các hoạt động. Bên cạnh đó, phải ln được nhà trường quan tâm đầu tư để hỗ trợ và đáp ứng các yêu cầu của hoạt động giáo dục môi trường.