Triển khai lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 96)

B. NỘI DUNG

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường chohọc sinh trên địa bàn

3.2.2. Triển khai lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông

trường thơng qua các mơn học

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Giáo dục môi trường thơng qua dạy học tích hợp, lồng ghép là một trong hai hình thức của hoạt động Giáo dục môi trường nhằm giáo dục cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về môi trường và những kỹ năng sống, làm việc trong một môi trường.

Quản lý hoạt động dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường là công việc quan trọng của Hiệu trưởng nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn trong quản lý các hoạt động giáo dục và dạy học chung của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình, cách thức tích hợp, lồng ghép nội dung về Giáo dục môi trường cho học sinh ở các học phần được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Quản lý việc soạn bài giảng, lên lớp, kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với hoạt động Giáo dục môi trường cho học sinh.

Quản lý chương trình Giáo dục mơi trường

Hoạt động Giáo dục môi trường trong trường đại học hiện nay khơng có chương trình riêng như các bộ mơn văn hóa khác nên Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng một chương trình tổng thể về hoạt động Giáo dục môi trường, đồng thời chỉ đạo các bộ môn trong việc xây dựng chương trình cho hoạt động Giáo dục môi trường phù hợp trên lớp đối với từng ngành cụ thể.

Hiệu trưởng cần dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và cách thức triển khai để có thể thực hiện một cách dễ dàng, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần cung cấp cho giáo viên (qua đề xuất thực tế của giáo viên các tổ bộ môn) để đáp ứng yêu cầu dạy học học của giáo viên trong việc thực hiện chương trình Giáo dục môi trường. Trong các cuộc họp Hội đồng trường, họp chỉ đạo chuyên môn hàng tháng, ban giám hiệu cần hướng dẫn giáo viên những vấn đề khó trong chương trình, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ giáo viên, cũng như nắm bắt thông tin, sẵn sàng bổ sung thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện chương trình đã được thống nhất và phê duyệt.

Hiệu trưởng cần tiếp thu sự chỉ đạo về định hướng dạy học của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó, chỉ đạo bộ mơn xây dựng chương trình Giáo dục mơi trường cho học sinh nhằm thống nhất nội dung ở các bài giảng, các chương của từng môn học tất cả các khối ngành liên quan nội dung Giáo dục môi trường. Hiệu trưởng cần dự kiến tiến trình, thời gian thực hiện, những vấn đề trọng tâm theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, chú ý các thời điểm quan trọng như khai giảng, kết thúc học kỳ I, kết thúc học kỳ II và trong thời gian học kỳ hè.

Ngay từ khi khai giảng năm học mới, hiệu trưởng cần phải xây dựng quy chế chỉ đạo chun mơn trong đó có quy định chi tiết việc lập kế hoạch biên soạn bài giảng, những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng. Kế hoạch phải xây dựng đầy đủ các phần như mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học và đồ dùng dạy học phù hợp ở từng chương, từng bài có tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục khác, trong đó có nội dung Giáo dục mơi trường.

Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra công tác chuẩn bị bài dạy của giáo viên, theo dõi việc thực hiện chương trình trong tháng trước để khắc phục những hạn chế và thiếu sót của giáo viên.

Tổ chức nhiều chuyên đề, thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học.

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên

Để đánh giá chất lượng của một giờ dạy, hiệu trưởng cần phân công người phụ trách thường xuyên thực hiện dự giờ thăm lớp và phân tích một bài giảng có nội dung Giáo dục mơi trường. Từ đó, hiệu trưởng sẽ có những định hướng, điều chỉnh để giờ dạy giáo viên có nội dung Giáo dục mơi trường đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch tổng thể về việc dự giờ, qui định cụ thể số tiết dự giờ trong năm học đối với từng giáo viên, qui định về việc kiểm tra chuyên môn của giáo viên. Dựa vào khung chương trình Giáo dục mơi trường đã được thống nhất, kế hoạch dự giờ nên tập trung trước hết vào các mơn học của các ngành có tích hợp, lồng ghép nội dung Giáo dục môi trường như: Đạo đức, Tự nhiên – xã hội, Hoạt động trải nghiệm,... Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, hiệu trưởng chỉ đạo các bộ môn sắp xếp lịch dự giờ và phân tích tính sư phạm của giờ dạy trong từng tháng.

Hiệu trưởng phân công kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phải tham dự các tiết dạy và phân tích tính sư phạm của giờ dạy cùng với tổ khối. Nắm vững các bước cần chuẩn bị trước khi dự giờ và công việc trong từng giai

đoạn khi dự giờ và phân tích tính sư phạm bài giảng. Từ khâu chuẩn bị dự giờ và quan sát trực tiếp bài học, phân tích bài dạy, cần quan tâm nhiều hơn những giờ học có nội dung Giáo dục mơi trường. Hiệu trưởng cần tổ chức tập huấn cho các bộ môn về các bước cần chuẩn bị khi dự một tiết dạy, cách quan sát và đánh giá, cần huy động nhiều lực lượng tham gia công tác dự giờ với nhiều hình thức khác nhau.

Để tổ chức tốt một tiết dự giờ giáo viên cần thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị dự giờ: xác định mục đích dự giờ; xác định vị trí của giờ dự trong tiến độ thực hiện chương trình; nắm được mục đích, u cầu, nội dung của bài giảng và những dự kiến thực hiện bài giảng của giáo viên; nghiên cứu tình hình học tập của lớp sẽ dự; phát thảo nội dung cần quan sát; xác định phương pháp kiểm tra tri thức, kĩ năng của học sinh sau giờ học.

+ Tiến hành dự giờ. Khi dự giờ cần quan sát những vấn đề sau:

Khâu kiểm tra kiến thức cũ: Câu hỏi có rõ ràng khơng? Có kiểm tra kiến thức trọng tâm khơng? Vấn đề kiểm tra có liên hệ với kiến thức bài mới khơng? Câu hỏi có phát huy tư duy học sinh không? Gọi học sinh trả lời như thế nào? Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh như thế nào?

Khâu giới thiệu nội dung mới: Có logic và gợi mở gây hứng thú cho học sinh khi học bài mới không?

Khâu triển khai nội dung mới: Nội dung bài giảng có phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng khơng? Phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh khơng? Nội dung có chính xác, hệ thống và đảm bảo tính giáo dục khơng? Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức mới như thế nào? Rèn kỹ năng, củng cố kiến thức cho học sinh như thế nào? Phát huy tính tích cực tự giác của học sinh, động viên cả lớp tham gia vào q trình dạy học. Có chú ý đến tất cả học sinh trong lớp giúp các em hiểu bài? Sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp có hiệu quả không? Tổ chức, nề nếp của lớp, học sinh có tích cực học tập khơng? Sự tương tác của thầy - trò, trò – trò; phấn, bảng, chữ viết, máy chiếu,

tư thế ngồi học của học sinh trong lớp. Việc lồng ghép và triển khai các nội dung Giáo dục môi trường theo qui định.

Khâu củng cố nội dung: Nội dung củng cố có trọng tâm khơng? Cách củng cố như thế nào? Có tác dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức?

Khâu dặn dị học sinh: Nội dung dặn dị có liên quan bài học khơng? Có

hướng dẫn cụ thể những công việc mà học sinh cần thực hiện ở nhà khơng? Học sinh có ghi nhớ điều giáo viên dặn dị?

+ Phân tích giờ dạy của giáo viên: Sau dự giờ, những người tham gia dự giờ giáo viên bao gồm trưởng bộ môn, giáo viên cùng dự phải dành thời gian phân tích giờ dạy trước khi trao đổi với giáo viên; phân tích giờ dạy phải chỉ ra được những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân của những ưu khuyết điểm đó.

+ Trao đổi với giáo viên: Để bắt đầu cho q trình trao đổi, Trưởng bộ mơn cần yêu cầu giáo viên tự nhận xét về giờ dạy của mình, trong đó phải trả lời được câu hỏi đã đạt được mục đích của giờ dạy hay chưa? Tổ chức hoạt động dạy học có như mong muốn hay chưa? Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu. Sau đó, những thành viên tham gia dự giờ có thể gợi ý một số câu hỏi cho giáo viên trả lời, trình bày những chú ý trong tiết dạy của mình. Để tiến hành trao đổi, hiệu trưởng yêu cầu tổ trưởng bộ môn đặt ra mục tiêu của việc trao đổi để giáo viên có thể nắm bắt một cách nhẹ nhàng hơn, khơng gây áp lực trong giáo viên.

Quản lý khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay từ đầu năm học. Xác định số bài kiểm tra, thời điểm kiểm tra, qui định hình thức kiểm tra ở một số môn học dựa vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó có quy định hình thức kiểm tra, đánh giá nội dung về Giáo dục mơi trường cho học sinh. Từ đó, các tổ bộ mơn cụ thể hóa thành kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong bộ môn.

- Chỉ đạo giáo viên ra đề, tổ chức kiểm tra và thi đúng quy chế. Nội dung bài kiểm tra phải có phần liên hệ với kiến thức Giáo dục môi trường

đánh giá về khả năng nhận thức, thái độ và hành động đối với môi trường và Giáo dục môi trường. Tỉ lệ các câu hỏi trong bài kiểm tra có kiến thức về mơi trường phụ thuộc vào lượng kiến thức Giáo dục môi trường được tích hợp trong từng bài, từng chương của học phần và vào thời gian kiểm tra, lượng kiến thức qui định để kiểm tra hoặc thi.

- Chỉ đạo giáo viên chấm bài, trả bài đúng qui định, có nhận xét cho từng bài kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được về kiến thức học phần trong đó có nội dung về mơi trường. Thường xuyên kiểm tra phần mềm quản lý điểm của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)