Eo biển quốc tế

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 27 - 29)

3.4.2.1. Khái niệm

Khái niệm eo biển dùng cho hàng hải quốc tế được đề cập tại phần III của Cơng ước Luật biển năm 1982 nhưng khơng được định nghĩa một cách rõ ràng. Theo nghĩa thơng thường, eo biển là đường nối các vùng biển rộng lớn với nhau, cĩ tính chất tự nhiên, khơng do con người tạo ra và cĩ chiều rộng tương đối hẹp, thơng thường khơng vượt quá 24 hải lý.

3.4.2.2. Quy chế pháp lý

Cơng ước Luật biển năm 1982 ghi nhận nhiều loại eo biển dùng cho hàng hải quốc tế với các chế độ pháp lý khác nhau.

Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế phổ biến trên thế giới là những eo biển

nối một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế với một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (điều 37 Cơng ước Luật biển

năm 1982). Trong loại eo biển này, tàu thuyền và phương tiện bay nước ngồi được thực hiện quyền quá cảnh.

 “Quá cảnh” là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng khơng với mục đích duy nhất là đi liên tục, nhanh chĩng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế. Địi hỏi quá cảnh liên tục và nhanh chĩng khơng ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo biển, để rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đĩ, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ của quốc gia đĩ (điều 38 khoản 2 Cơng ước Luật biển năm 1982).

 Quốc gia ven eo biển khơng được gây trở ngại cho việc quá cảnh và phải thơng báo đầy đủ về mọi nguy hiểm đối với hàng hải trong eo biển hoặc đối với việc bay trên eo biển mà quốc gia này nắm được. Việc thực hiện quyền quá cảnh khơng thể bị đình chỉ (điều 44 Cơng ước Luật biển năm 1982).

Quyền quá cảnh khơng áp dụng đối với các eo biển do lãnh thổ đất liền

của một quốc gia và một hịn đảo của quốc gia này tạo thành, khi ở ngồi khơi hịn đảo đĩ cĩ một con đường đi trên biển cả hay đi qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn. Trong những eo biển này, tàu thuyền nước ngồi được thực hiện quyền qua lại khơng gây hại và quyền này khơng thể bị đình chỉ (điều 45 khoản 1, a và

điều 38 khoản 1 Cơng ước Luật biển năm 1982).

Quyền qua lại khơng gây hại cũng được áp dụng đối với những eo biển nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác. Việc thực hiện quyền qua lại

khơng gây hại trong những eo biển này khơng thể bị đình chỉ (điều 45 khoản 1, b Cơng ước Luật biển năm 1982).

Quyền quá cảnh khơng áp dụng đối với những eo biển, nếu như cĩ thể

vượt qua eo biển đĩ bằng một con đường ở biển cả hay một con đường qua vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn; về những con đường này, các phần tương ứng của Cơng

ước cĩ thể được áp dụng, kể cả những quy định liên quan đến quyền tự do hàng

hải và tự do hàng khơng (điều 36 Cơng ước Luật biển năm 1982).

Ngồi ra, Cơng ước Luật biển năm 1982 cơng nhận một số eo biển mà việc đi qua đã được quy định tồn bộ hay từng phần trong các điều ước quốc tế đặc biệt nhằm vào các eo biển này đã cĩ từ lâu đời và vẫn đang cĩ hiệu lực (điều 35 Cơng ước Luật biển năm 1982).

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w