Giải quyết tranh chấp theo quy định của luật quốc tế

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 59 - 61)

23 Điều 3 Hiệp định giữa nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hồ Inđơnêxia về phân định thềm lục địa

5.2. Giải quyết tranh chấp theo quy định của luật quốc tế

Cho đến tận thể kỷ 19, việc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế vẫn cịn được coi là hợp pháp. Cơng ước La Haye năm 1899 về giải quyết các tranh chấp quốc tế, được sửa đổi năm 1907 là văn kiện pháp lý đa phương đầu tiên của cộng đồng quốc tế quy định hạn chế việc dùng vũ lực trong quan hệ giữa các quốc gia thơng qua giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình.

Điều 1 Cơng ước La Haye quy định: “Để hạn chế tối đa cĩ thể việc sử dụng vũ lực trong quan

hệ giữa các quốc gia, các nước ký kết Cơng ước thoả thuận sử dụng mọi nỗ lực để đảm bảo giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế”.

Sau Đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1917), sự ra đời của Hội quốc liên đánh dấu một nỗ lực đa phương mới của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Mặc dù thừa nhận một số nghĩa vụ của quốc gia trong việc khơng sử dụng chiến tranh, Hiến chương Hội quốc liên đã khơng đạt đến việc ngăn cấm triệt để việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Theo quy định tại điều 15.7 của Hiến chương của Hội quốc liên, các bên trong một vụ tranh chấp vẫn cĩ tồn quyền “hành động theo cách mà họ cho là cần

thiết để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và cơng lý” trong trường hợp Hội đồng của Hội quốc

liên khơng thể đi đến sự thống nhất trong giải quyết vụ tranh chấp.

Năm 1928, 15 nước đã ký kết Hiệp ước Paris (cịn được gọi là Hiệp ước Briand – Kellogg, theo tên của bộ trưởng ngoại giao Pháp và Hoa Kỳ là những người đã đưa sáng kiến về Hiệp ước này). Đến trước khi Đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, Hiệp ước Briand – Kellogg đã cĩ sự tham gia của hơn 60 nước. Hiệp ước này được coi là văn kiện quốc tế mang tính đa phương đầu tiên ngăn cấm việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Điều 1 của Hiệp ước Briand – Kellogg quy định:

“Các Bên ký kết long trọng tuyên bố rằng họ lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các

tranh chấp quốc tế và rằng họ từ bỏ việc dùng chiến tranh như là một phương tiện để thực hiện chính sách ngoại giao quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau”.

Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945), sự ra đời của Liên hợp quốc đã đánh dấu một bước phát triển về chất của Luật quốc tế khi chuyển từ quy định hạn chế dùng vũ lực sang quy định cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Từ quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã chính thức trở thành một nguyên tắc cơ bản, cĩ tính chất mệnh lệnh (jus cogens) của Luật quốc tế. Nguyên tắc các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình chính là một hệ quả tất yếu từ nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Nguyên tắc các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình hiện nay được quy định tại khoản 3 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc, được cụ thể hố tại chương VI của Hiến chương về giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế. Khoản 3, điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:

“Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa họ bằng

biện pháp hịa bình, sao cho khơng tổn hại đến hịa bình, anh ninh quốc tế và cơng lý”

Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:

“Các bên đương sự trong một cuộc tranh chấp mà sự kéo dài cĩ thể đe dọa đến hịa bình và

an ninh quốc tế, trước hết phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp đĩ bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hịa giải, trọng tài, tịa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hịa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.”

Nội dung của nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình sau đĩ được cụ thể hố trong Tuyên bố ngày 24 tháng 10 năm

1974 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia.

Tuyên bố nêu rõ: “Mọi quốc gia cĩ nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa họ với

các quốc gia khác thơng qua các biện pháp hồ bình, theo cách mà hồ bình và an ninh quốc tế cũng như cơng lý khơng bị đe doạ”.

Hiện nay, nguyên tắc này cịn được thể hiện trong hàng loạt các văn kiện quốc tế quan trọng, hoặc mang tính chất tồn cầu, hoặc mang tính chất khu vực khác, chẳng hạn trong Tuyên bố Manila của Liên hợp quốc năm 1982 về giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế; Hiến chương Bogota năm 1948 của các nước châu Mỹ (điều I); Hiến chương của Liên đồn các nước Ả Rập năm 1945 (điều 5); Tuyên bố Bangdoeng năm 1955 của các nước thuộc Phong trào khơng liên kết; Nghị định thư năm 1964 về Uỷ ban trung gian, hịa giải và trọng tài của các nước thuộc Tổ chức thống nhất các nước châu Phi; Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị về an ninh và hợp tác giữa các nước châu Âu tại Helsinky năm 1975…

Điểm 4, Tuyên bố ứng xử của các bên trong biển Đơng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 1992 nêu rõ:

Các bên liên quan cam kết giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền tài phán giữa họ bằng các biện pháp hịa bình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thơng qua tham vấn và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia cĩ chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đĩ cĩ Cơng ước Luật Biển năm 1982.

Mặc dù nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình là một nguyên tắc cơ bản, cĩ tính chất mệnh lệnh chung đối với mọi quốc gia, tuy nhiên nguyên tắc này khơng hạn chế quyền của các quốc gia trong việc lựa chọn biện pháp hịa bình cụ thể nào để giải quyết tranh chấp.

Điểm 3 của Tuyên bố Manila ngày 15 tháng 11 năm 1982 về giải quyết hịa bình các tranh chấp giữa các quốc gia (kèm theo Nghị quyết số A/RES/37/10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc) nêu rõ:

“Các tranh chấp quốc tế phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng chủ quyền giữa các quốc

gia, phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, tuân thủ các nghĩa vụ trong Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của cơng lý và Luật quốc tế. Việc sử dụng hay chấp nhận một thủ tục giải quyết tranh chấp trên cơ sở tự do thỏa thuận bởi quốc gia đối với những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh khơng thể được coi là mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia”.

Các biện pháp hịa bình để giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, cũng như trong thực tiễn quốc tế là rất phong phú, đặc biệt bao gồm các biện pháp như: đàm phán, mơi giới, trung gian, ủy ban điều tra, hịa giải, trọng tài hay tịa án quốc tế… Một cách khái quát, các biện pháp này cĩ thể được phân thành ba nhĩm: các biện pháp ngoại giao; các biện pháp tài phán, xét xử; biện pháp sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w