Phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 52 - 54)

16 Xem Điều VI Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 17 Xem Điều VII Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm

4.4.3.2. Phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia

+ Quá trình đàm phán

Xuất phát từ sự khác nhau giữa các tuyên bố ranh giới về thềm lục địa của Inđơnêxia năm 1969 và của Chính quyền Sài Gịn năm 1971 nên ngay từ năm 1972 hai bên đã tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa. Trong quá trình đàm phán, mỗi bên đều cĩ những quan điểm và lập luận của riêng mình.

Trong thực tiễn phân định thềm lục địa trên thế giới, cũng như giữa Inđơnêxia với một số nước láng giềng, phương pháp đường trung tuyến/đường cách đều đã được thừa nhận và sử dụng tương đối phổ biến. Trong phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia, phương pháp này cũng được các bên đề xuất áp dụng. Lập trường của Indonesia trong việc phân định biển với Việt Nam là thừa nhận dành hiệu lực tồn phần cho Cơn Đảo của Việt Nam, nhưng Inđơnêxia lại áp dụng triệt để "quy chế quốc gia quần đảo" đã được ghi nhận trong Cơng ước Luật biển 1982 và sử dụng phương pháp đường trung tuyến như là một nguyên tắc và bỏ qua các hồn cảnh hữu quan trong quá trình phân định, do đĩ khơng đưa lại một giải pháp cơng bằng.

Năm 1972, khi Chính quyền Sài Gịn và Indonesia tiến hành đàm phán nhằm phân định thềm lục địa giữa hai nước, phía Indonesia đưa ra yêu sách đường trung tuyến giữa hai đường cơ sở là đường cơ sở của quốc gia quần đảo (mà thực chất đĩ là khoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Indonesia) và Cơn Đảo của Việt Nam (gọi là trung tuyến đảo - đảo). Chính quyền Sài Gịn đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo Bắc (Calimantan) của Indonesia (gọi là trung tuyến bờ - bờ). Hai bên khơng đạt được thoả thuận nào.

Sau ngày đất nước thống nhất, tháng 6/1978 Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán về phân định thềm lục địa với Indonesia. Tại vịng I chính thức cấp chuyên viên tại Hà Nội (từ ngày 5 - 9/6/1978), Indonesia vẫn đưa ra trung tuyến đảo - đảo. Lập trường pháp lý của Việt Nam là theo nguyên tắc thỏa thuận, cơng bằng, tơn trọng lẫn nhau, phù hợp với xu thế phát triển của Luật biển quốc tế. Việt Nam vận dụng khái niệm thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ lục địa ra đến bờ ngồi của rìa lục địa và thực tế, trên đáy biển cĩ một rãnh sâu gần sát đảo Natuna Bắc của Indonesia để đưa ra địi hỏi ban đầu dựa trên một đường ranh giới tự nhiên. Sự vận dụng này dựa trên cơ sở Việt Nam nằm trên

khối lục địa châu Á. Đồng thời, Việt Nam cũng vận dụng các phán quyết của Tồ án quốc tế, Tồ Trọng tài quốc tế trong các án lệ về phân định ranh giới thềm lục địa để lập luận rằng, địi hỏi của Inđơnêxia về trung tuyến đảo - đảo khơng thể là một giải pháp cơng bằng, bởi vì đường trung tuyến đĩ phân chia cách đều máy mĩc về khoảng cách giữa hai đường cơ sở, trong khi thềm lục địa bắt nguồn từ lãnh thổ lục địa, chứ khơng phải từ đường cơ sở. Hơn nữa sự phân chia máy mĩc theo khoảng cách đĩ khơng tính đến tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển phía Đơng Nam Việt Nam với chiều dài bờ biển đảo nhỏ Natuna. Quan điểm khác nhau giữa hai bên đã tạo thành vùng tranh chấp ban đầu rộng khoảng 98.000 km2.

Do thực tế là đường rãnh sâu theo yêu sách của Việt Nam khơng đáp ứng tiêu chuẩn là một sự gián đoạn về địa chất của thềm lục địa và Việt Nam cũng chưa cĩ điều kiện nghiên cứu, khảo sát để chứng minh sự khác biệt giữa thềm lục địa hai nước nên lập luận trên của Việt Nam cũng cĩ phần hạn chế. Để khai thơng bế tắc trong đàm phán, trên cơ sở phân tích lập luận pháp lý và thực tế địa hình tự nhiên của khu vực phân định, tại các vịng đàm phán từ năm 1978 đến giữa năm 1991, Việt Nam đã đưa ra đề nghị về đường "dung hồ" là đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo Bắc của Indonesia, giảm diện tích của khu vực chồng lấn xuống cịn khoảng 40.000 km.

Tháng 10/1991, nhân dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Indonesia, hai bên đã thoả thuận chính trị chia 50/50 "vùng cịn lại". Tại vịng I đàm phán chính thức cấp Chính phủ (Hà Nội, tháng 12/1991), hai bên thảo luận việc thực hiện thoả thuận chính trị nêu trên, nhưng do hai bên hiểu khác nhau về "vùng cịn lại" nên đàm phán khơng đạt được giải pháp.

Cho đến khi Cơng ước Luật biển 1982 chính thức cĩ hiệu lực, Indonesia dựa vào quy chế quốc gia quần đảo đã được ghi nhận trong Cơng ước để tăng sức ép nhằm giành một giải pháp phân định cĩ lợi hơn. Trong đàm phán, về phân định thềm lục địa, Indonesia quay lại lập trường ban đầu địi theo trung tuyến đảo - đảo. Đồng thời, Inđơnêxia cũng đề nghị thảo luận riêng việc phân định vùng đặc quyền kinh tế theo đĩ nguyên tắc phân định thường căn cứ vào khoảng cách tính từ đường cơ sở lãnh hải của mỗi bên.

Sau một thời gian đàm phán gián đoạn và khơng cĩ bước đi cụ thể, hai bên nhất trí khơng tranh cãi về cơ sở pháp lý mà đi sâu vào phương án giải quyết thực chất để đi đến giải pháp cuối cùng. Từ vịng họp hẹp hai Trưởng đồn chuyên viên lần thứ 4 tháng 10/2001 cho đến vịng 12 khơng chính thức cấp chuyên viên tháng 3/2003, hai bên tiếp tục nhân nhượng và đi đến nhất trí một số nội dung: (i) các vấn đề kỹ thuật hải đồ liên quan đến việc phân định thềm lục

địa hai nước; (ii) Tọa độ các điểm liên quan đến khu vực cần giải quyết phân

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w