Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực 1 Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 39 - 40)

10 Xem Nguyễn Thị Kim Ngân, Vai trị của đảo và quần đảo trong phân định biển, chuyên đề thuộc đề tài này.

4.4. Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực 1 Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam

4.4.1. Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển của Việt Nam

Theo quy định của Cơng ước Luật biển năm 1982, mỗi quốc gia ven biển cĩ quyền tuyên bố và xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Sự xuất hiện hai vùng biển rộng lớn là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã khiến nhiều quốc gia trước kia khơng cĩ vùng biển chồng lấn nay trở thành các nước láng giềng, cĩ các đường ranh giới trên biển cần phân định.

Trong bối cảnh trên, Việt Nam cĩ ranh giới trên biển cần phân định với nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaisia và Indonesia. Với chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, thơng qua đàm phán, thương lượng trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, tơn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tơn trọng pháp luật quốc

tế, đặc biệt là Cơng ước Luật biển năm 1982, Việt Nam đã cĩ nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia trong khu vực.

Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cămpuchia (1982), Hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan (1997), Thoả thuận về hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn với Malaixia (1992), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc (2000) và Hiệp định phân định thềm lục địa với Inđơnêxia (2003).

Bên cạnh các hiệp định đã ký kết, Việt Nam vẫn phải đối diện với một số tranh chấp cịn tồn tại13. Việt Nam cĩ vùng chồng lấn trên biển với Malaixia. Mặc dù đã ký Thoả thuận hợp tác khai thác chung, hai bên vẫn chưa tiến hành phân định ranh giới biển giữa hai nước. Tương tự, ở Vịnh Thái Lan cũng cĩ vùng chồng lấn ba bên Việt Nam, Thái Lan và Malaixia. Hiện nay các bên nhất trí rằng trong khi chưa phân định được rõ ràng chủ quyền của mỗi bên thì cùng nhau hợp tác để khai thác cĩ hiệu quả vùng chồng lấn này.

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w