16 Xem Điều VI Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 17 Xem Điều VII Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm
4.4.3.1. Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái lan
Thái lan
+ Khái quát
Vịnh Thái Lan (Gulf of Thailand) là một vịnh nằm ở biển Đơng, được bao bọc bởi nhiều quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trong đĩ chiều dài bờ biển của các quốc gia liên quan đến vùng biển này lần lượt là: Thái Lan (1.560 km), Việt Nam (230 km), Malaysia (150 km) và Campuchia (460 km). Vịnh Thái Lan cĩ diện tích 320.000 km,2 mực nước của Vịnh tương đối nơng, độ sâu trung bình chỉ vào khoảng 45m, nơi sâu nhất là 80m. So với Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan là một vịnh nhỏ, tuy nhiên với vị trí nằm ở cửa ngõ phía nam của Việt Nam và các quốc gia ven vịnh, vịnh cũng cĩ vai trị quan trọng đối với các quốc gia cĩ liên quan cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phịng.
Các quốc gia cĩ lợi ích liên quan trong Vịnh Thái Lan đã đưa ra các tuyên bố đơn phương cho việc xác lập các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình (trong đĩ bao gồm cả việc xác định các vùng biển nằm trong khu vực chồng lấn là vịnh Thái Lan). Cĩ thể kể đến tuyên bố đơn phương của các quốc gia như:
+ Tuyên bố của Campuchia ngày 31/07/1982 về hệ thống đường cơ sở thẳng, Tuyên bố về vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế tháng 07/1982, trong đĩ Campuchia khẳng định vùng tiếp giáp lãnh hải của Campuchia cĩ bề rộng 24 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế của Campuchia cĩ bề rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Yêu sách này của Campuchia đã tạo ra vùng chồng lấn trong vùng thềm lục địa khoảng 30.000 km2 của quốc gia này với Thái Lan và Việt Nam.
+ Tuyên bố về Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam năm 1982, Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977. Trong đĩ, Việt Nam thiết lập lãnh hải rộng là 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải là 24 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuyên bố này của Việt Nam đã làm hình thành vùng chồng lấn với Thái Lan (6.500km2), với Campuchia (trong vùng nước lịch sử giữa hai quốc gia), với Malaysia (3.000km2) và vùng chồng lấn giữa Việt Nam – Thái Lan – Malaysia (875km2).
+ Tuyên bố năm 1981 của Thái Lan về vùng đặc quyền kinh tế, theo đĩ vùng đặc quyền kinh tế của Thái Lan rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
+ Malaysia đã cơng bố bản đồ ranh giới thềm lục địa năm 1979, Tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế năm 1980, ban hành Luật áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế năm 1984. Với những văn bản pháp lý đơn phương của Malaysia, vùng chồng lấn đã hình thành giữa quốc gia này với Thái Lan (khoảng 7.200km2), với Việt Nam (3.000km2).
Mỗi quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia và Luật quốc tế đều đưa ra yêu sách nhằm xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình. Sự chồng lấn trong các vùng biển là khơng thể tránh khỏi, việc này khơng những ảnh hưởng tới quyền khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia trong Vịnh Thái Lan mà cịn ảnh hưởng tới các vấn đề về chính trị, ngoại giao và quốc phịng khi các quốc gia khơng nhanh chĩng tìm ra tiếng nĩi chung nhằm xác định chủ quyền và quyền chủ quyền của mình đối với các vùng biển khác nhau trong Vịnh.
+ Lập trường, quan điểm của các bên
Quan điểm của Thái Lan: Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong Vịnh Thái
Lan tiến hành việc khai thác và phát triển nguồn tài nguyên dầu khí. Ngày 23/01/1968, Thái Lan đã cho phép các cơng ty dầu khí của quốc gia tiến hành đấu giá quyền thăm dị và khai thác dầu khí và ga trong Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, hoạt động khai thác dầu khí xa bờ của Thái Lan chỉ thực sự triển khai mạnh mẽ khi Thái Lan ban hành Luật dầu khí số 2514 ngày 26/03/1971.
Ngày 18/05/1973, Thái Lan cũng đã đưa ra tuyên bố về thềm lục địa. Ranh giới phía ngồi của thềm lục địa Thái Lan đi theo đường trung tuyến giữa một bên là các đảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui và bờ biển Thái Lan và đối diện là các đảo quan trọng của các quốc gia liên quan như đảo Rong, Xalem của Campuchia, đảo Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam. Quan điểm của Thái Lan đưa ra dựa trên “hồn cảnh đặc biệt” được nĩi đến trong Điều 6 của Cơng ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa năm 1958.
Ngày 23/02/1981, Thái Lan đưa ra Tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế, theo đĩ, vùng đặc quyền kinh tế của Thái Lan rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thái Lan cũng tuyên bố quyền chủ quyền của mình trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh vật, khơng sinh vật tại đây. Khi đưa ra tuyên bố này, Chính phủ Thái Lan cũng bày tỏ quan điểm muốn mở các vịng đàm phán với các quốc gia cĩ bờ biển đối diện hoặc cĩ quyền lợi liên quan trên cơ sở
tơn trọng các tuyên bố của các quốc gia về vùng đặc quyền kinh tế và tơn trọng pháp luật quốc tế.
Tháng 6/1990, Thái Lan đã cho phép CFP – Total tiến hành khai thác dầu khí trên diện tích 8.000 km2, chồng lấn lên các vùng mà Việt Nam đồng thời cung cấp cho Petrofina (Bỉ) tiến hành khai thác. Việc này đã một lần nữa dẫn tới tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến phân định ranh giới biển.
Tháng 8 năm 1992, Thái Lan đã đưa thêm hai đảo đá KoKra (80 23’49” B 1000 44’13” Đ) và KoLosin (7010’14” B, 101059’59” Đ) vào hệ thống đường cơ sở của Tuyên bố ngày 11/06/1970. Hai đảo này là hai đảo đá nhỏ, chỉ nhơ lên khỏi mặt nước 1,5m và khơng cĩ dân cư sinh sống. Trong khi đĩ, phía Thái Lan lại phản đối gay gắt việc Việt Nam sử dụng đảo Thổ Chu, một đảo cĩ diện tích lớn với hơn 500 dân sinh sống, khi xác định ranh giới trên biển của Việt Nam với các quốc gia khác.
Quan điểm của Việt Nam: Năm 1971, Việt Nam (cụ thể là Việt Nam Cộng
hịa) đã đưa ra tuyên bố về thềm lục địa của Việt Nam. Tiếp đến, từ năm 1977 đến năm 1982, Việt Nam đã ban hành một số các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến việc xác định các vùng biển của Việt Nam trong Vịnh Thái Lan như: Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/05/1977 về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để chính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam… Khi đưa ra tuyên bố chính thức đĩ, phía Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn giải quyết tranh chấp trong Vịnh thơng qua thoả thuận với các bên liên quan, phù hợp với các quy định của Luật quốc tế.
Những quan điểm khác nhau thơng qua các tuyên bố của cả Thái Lan và Việt Nam đã tạo ra một vùng chồng lấn khoảng 6.500 km2 (trong tổng số 320.000 km2 diện tích Vịnh)18 với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hải sản và dầu khí, khí đốt. Hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán nhằm dàn xếp tranh chấp, tạo điều kiện cho mỗi bên thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền của mình trong việc khai thác các vùng biển trong Vịnh Thái Lan.
+ Quá trình đàm phán
Từ ngày 7 đến ngày 10/9/1992, vịng gặp gỡ chính thức đầu tiên diễn ra giữa chuyên gia cao cấp của hai quốc gia nhằm phân định ranh giới biển trong Vịnh Thái Lan giữa nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Tại vịng gặp gỡ này, phía Việt Nam 18 Nguyễn Hồng Thao. VietNam first maritime boundary agreement. IBRU Boundary and sercurity Bulletin, Autumn 1997.
đã đề xuất đàm phán phân định vùng chồng lấn dựa trên pháp luật quốc tế cũng như tình hình thực tế.
Quan điểm của Việt Nam khi tham gia vịng gặp gỡ đầu tiên này là muốn giải quyết vùng chồng lấn trên cơ sở Tuyên bố năm 1971 của Việt Nam và Tuyên bố năm 1973 của Thái Lan về thềm lục địa của mỗi nước, đồng thời giải quyết theo các quy định của pháp luật quốc tế (cụ thể là theo các Điều 74 và 83 của Cơng ước Luật Biển 1982 về việc hoạch định ranh giới đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia cĩ bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau), trên cơ sở giải pháp cơng bằng.
Về phía mình, phái đồn của Thái Lan lại bày tỏ sự phản đối gay gắt đối với Tuyên bố về ranh giới thềm lục địa Việt Nam năm 1971, trong đĩ cĩ vấn đề cơ bản cĩ thể làm ảnh hưởng đến tồn bộ quá trình đàm phán là vấn đề đảo Thổ Chu. Theo Thái Lan, đảo Thổ Chu khơng thể được đưa vào quá trình phân định ranh giới giữa các bên bởi lẽ đảo này cách quá xa bờ biển (tới 87 hải lý).
Sau những thất bại tại vịng đàm phán thứ nhất và thứ hai, tại vịng gặp lần thứ ba từ ngày 10 đến 13/1/1995, Thái Lan đã bắt đầu cĩ những chuyển biến thiện chí và tích cực hơn để cùng Việt Nam đàm phán giải quyết tranh chấp. Thái Lan đã chấp nhận nguyên tắc cơng bằng để giải quyết tranh chấp được đưa ra bởi Việt Nam. Đồng thời nước này cũng đồng ý với việc sử dụng phương pháp đường trung tuyến để phân định ranh giới biển giữa hai quốc gia, cĩ tính đến hồn cảnh và quá trình khai thác thực tế. Tuy nhiên, các bên lại khơng đạt được sự thống nhất trong việc giải thích nguyên tắc cơng bằng, đường trung tuyến được tính giữa bờ với bờ hay đảo với đảo. Vịng đàm phán thứ 4 và thứ 5 cũng khơng ghi nhận được những kết quả đáng chú ý trong quá trình giải quyết tranh chấp của các bên.
Vịng đàm phán thứ 6 diễn ra ở Hà Nội (12/1995) đã cĩ những chuyển biến đáng kể. Quan điểm của Thái Lan trở nên mềm dẻo hơn với việc đưa ra đề nghị sẽ sử dụng phương pháp đường trung tuyến trong phân định và đảo Thổ Chu sẽ được hưởng 1/3 hiệu lực. Tuy nhiên, việc xác định hiệu lực của đảo Thổ Chu lại một lần nữa trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa hai quốc gia về cách thức xác định hiệu lực.
Vịng đàm phán thứ 8 được tiến hành tại Đà Lạt từ 30/5 đến 3/6/1997 đã thành cơng với sự thống nhất của hai bên trong việc phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bằng một đường ranh giới duy nhất. Vịng đàm phán thứ 9, đồng thời cũng trở thành lễ ký chính thức Hiệp định phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Thái Lan và Việt Nam được diễn ra ngày 9/8/1997. Hiệp định chính thức cĩ hiệu lực ngày 27/2/1998. Theo Hiệp định,
Việt Nam được hưởng 32,5% - khoảng 1/3 diện tích vùng chồng lấn (hơn 1.900 km2) và Thái Lan được hưởng 67,5% - khoảng 2/3 diện tích vùng chồng lấn (hơn 4.000km2). Hiệp định được ký kết chính thức khẳng định tình hữu nghị và mong muốn của hai quốc gia trong việc xác lập đường ranh giới trên biển để phân định vùng chồng lấn, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi quốc gia khai thác, sử dụng các vùng biển của mình một cách hồ bình và ổn định. Hiệp định được ký kết đánh dấu sự thành cơng sau 6 năm đàm phán.
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định
- Thứ nhất: Hiệp định đã phân chia vùng chồng lấn tạo bởi yêu sách thềm lục địa của hai quốc gia bằng một đường thẳng nối hai điểm (gọi là điểm K và điểm C), với kinh độ và vĩ độ được ghi nhận rõ ràng trong Hiệp định;
- Thứ hai: Những thoả thuận ghi nhận trong Hiệp định tập trung vào giải quyết vùng chồng lấn giữa hai quốc gia, cịn các vùng chồng lấn của hai quốc gia với các quốc gia khác, sẽ được giải quyết trên cơ sở thoả thuận riêng của từng quốc gia (Malaysia – Thái Lan, Thái Lan – Campuchia, Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Malaysia);
- Thứ ba: Hiệp định nhắc lại một cách rõ ràng rằng đường ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan sẽ là đường ranh giới phân định cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai quốc gia;
- Thứ tư: Hiệp định lưu ý các bên (Việt Nam và Thái Lan) sẽ tiến hành các thoả thuận với chính phủ Malaysia nhằm phân định vùng thềm lục địa chồng lấn giữa 3 nước trong Vịnh Thái Lan trên cơ sở thoả thuận đã cĩ giữa Thái Lan và Malaysia (1979);
- Thứ năm: Hiệp định cũng đưa ra cách thức giải quyết thơng qua thoả thuận đổi trong trường hợp cĩ mỏ dầu hoặc khí tự nhiên vắt ngang qua đường ranh giới giữa hai quốc gia;
- Thứ sáu: Một phần khơng thể thiếu trong Hiệp định là những quy định về hiệu lực của Hiệp định cũng như quy định về giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định bằng đàm phán hoặc thương lượng.
Với nội dung trên, cùng với sự nỗ lực của các bên và vận dụng cĩ hiệu quả các quy định của Luật quốc tế để đáp ứng sự cân bằng về mặt lợi ích giữa cả hai bên tranh chấp. Để đạt được thành cơng trong quá trình đàm phán, ngồi thái độ tích cực và nhân nhượng về mặt lợi ích giữa các bên, căn cứ quan trọng nhất mà các bên sử dụng đĩ là Luật quốc tế (các nguyên tắc, điều ước và tập quán quốc tế), trong đĩ phải kể đến nguyên tắc cơng bằng (một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động phân định biển). Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong Cơng ước Luật Biển 1982 (tại các Điều 15, 74, 83). Phương pháp
để tiến hành phân định là phương pháp đường trung tuyến. Phương pháp đường trung tuyến được sử dụng để xác định điểm K (điểm bắt đầu của ranh giới phân định). Cụ thể “Điểm K là một điểm nằm trên đường ranh giới trên biển giữa
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, tức là một đường thẳng cách đều từ đảo Thổ Chu và Vai”19 (toạ độ được ghi nhận trong Hiệp định). Như vậy, việc sử dụng đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (đảo Vai) đã tạo điều kiện cho hai quốc gia cĩ thể sử dụng được hiệu lực của các đảo này vào việc phân định ranh giới trên biển giữa hai quốc gia.
Ngồi ra, trong quá trình phân định các bên cũng cĩ tính đến sự hiện diện của các đảo (yếu tố cĩ tác động lớn tới quá trình phân định biển). Hiệu lực của đảo trong phân định biển thường được tính đến theo hai phương thức: hiệu lực của đảo tác động trực tiếp đến việc hoạch định đường ranh giới và phương pháp vịng cung đảo. Trong thực tiễn phân định biển thì hiệu lực của đảo thường được sử dụng nhằm phân định ranh giới biển giữa các quốc gia. Theo đĩ, cả phía Thái Lan và Việt Nam đều đưa ra những quan điểm riêng nhằm sử dụng tối đa hiệu lực của các đảo trong việc mang lại lợi ích cho quốc gia mình. Phía Việt Nam cho rằng, theo Điều 121 Cơng ước Luật Biển 1982, phía Việt Nam hồn tồn cĩ thể hoạch định vùng lãnh hải, tiếp giáp hoặc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với đảo Thổ Chu bởi đây là một đảo lớn của Việt Nam với diện tích 10km2, cĩ 500 – 600 dân sinh sống. Trong khi đĩ hai đảo mà Thái Lan cũng đưa ra yêu sách sử dụng để vạch đường cơ sở của mình là hai đảo Kro Kra và Kro Losin chỉ nhơ lên mặt nước 1,5m, khơng cĩ người ở và khơng cĩ đời sống kinh tế riêng.
Phía Thái Lan lập luận rằng hai hịn đảo Kro Kra và Kro Losin chỉ cách