Điều Cơng ước Luật biển năm1982.

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 32 - 36)

Thứ nhất, Điều 15 của Cơng ước 1982 đã ghi nhận lại gần như hồn tồn

nội dung của khoản 1, Điều 12, Cơng ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958.

Thứ hai, cơng thức chung để phân định lãnh hải giữa hai quốc gia cĩ bờ

biển liền kề hoặc đối diện nhau là: (i) phân định lãnh hải phải được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận, các bên cĩ thể thỏa thuận để lựa chọn các phương pháp phân định phù hợp; (ii) trong trường hợp khơng cĩ thỏa thuận, các quốc gia hữu quan sử dụng phương pháp đường trung tuyến/cách đều; (iii) hiệu lực của đường trung tuyến/cách đều sẽ bị thay đổi trong trường hợp tồn tại các hồn cảnh đặc biệt.

Thứ ba, với quy định trên, Cơng ước Luật biển năm 1982 đã khẳng định

lại một lần nữa, thỏa thuận là nguyên tắc cao nhất để các bên hữu quan giải quyết vấn đề phân định. Quy định này cũng hồn tồn phù hợp với bản chất của luật quốc tế là được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận và tự nguyện.

Thứ tư, Cơng ước khẳng định việc tiếp tục áp dụng nhưng cĩ sự hạn chế

của phương pháp trung tuyến/cách đều trong phân định lãnh hải giữa các quốc gia cĩ bờ biển đối diện hoặc tiếp liền. Sự hạn chế này được quyết định bởi sự hiện diện của các hồn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, Cơng ước khơng đưa ra định nghĩa chính xác về các hồn cảnh đặc biệt. Theo Ủy ban luật quốc tế, các hồn cảnh đĩ cĩ thể là: hình dạng bất thường của bờ biển; sự hiện diện của các đảo; luồng hàng hải. Trong trường hợp này, phân định lãnh hải cĩ thể tĩm gọn lại theo cơng thức: đường trung tuyến/cách đều – Hồn cảnh đặc biệt.

4.3. Phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

4.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận

Phân định biển là hành vi mang tính quốc tế nên cần thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. Quy định tại điều 12 Cơng ước Giơ-ne-vơ về lãnh hải và vùng tiếp giáp (1958), điều 6 Cơng ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa (1958) và các điều 15, 74, 83 của Cơng ước Luật biển năm 1982, nguyên tắc thỏa thuận đã trở thành nguyên tắc mang tính tập quán, được các quốc gia tơn trọng thực hiện và các cơ quan tài phán quốc tế viện dẫn áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp về phân định biển.

Trong vụ Thềm lục địa biển Bắc, Tịa cơng lý quốc tế khẳng định rằng “việc phân định phải là đối tượng thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan”. “Các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đến một thỏa thuận chứ khơng phải

đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức (…); các bên cĩ nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán cĩ ý nghĩa, đĩ khơng phải là trường hợp khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng của mình mà khơng trù liệu bất kỳ sự

điều chỉnh nào”4. Như vậy, nghĩa vụ phân định trên cơ sở thỏa thuận yêu cầu các bên tranh chấp tiến hành đàm phán một cách tự nguyện, cĩ thiện chí và với những đề nghị thực sự xây dựng nhằm đi đến thỏa thuận mà các bên cĩ thể chấp nhận. Nguyên tắc này khơng cho phép các quốc gia hữu quan chỉ tham gia đàm phán một cách hình thức, chiếu lệ, nhằm đưa ra những vấn đề khơng trực tiếp liên quan, khơng thể nhân nhượng được, khơng phù hợp với quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước láng giềng.

Trong vụ Vịnh Maine, Tịa cơng lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc thỏa thuận như sau “phân định thềm lục địa giữa các quốc gia cĩ bờ biển đối diện

hoặc tiếp liền khơng thể được thực hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia. Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thỏa thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực”5. Trong trường hợp tồn tại vùng biển chồng lấn, việc hoạch định đơn phương của một trong các bên tranh chấp sẽ khơng cĩ hiệu lực pháp lý đối với những nước liên quan. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tế bởi vấn đề phân định liên quan đến một vùng biển mà ở đĩ nhiều quốc gia cùng cĩ danh nghĩa pháp lý như nhau. Vì vậy, việc phân định địi hỏi phải cĩ sự thể hiện và thỏa thuận về ý chí của các nước hữu quan thơng qua quá trình đàm phán.

Nguyên tắc thỏa thuận dành cho các nước hữu quan quyền ấn định đường ranh giới chung phù hợp nhất đối với họ, với điều kiện là sự thỏa thuận đĩ phải được thực hiện trên cơ sở tơn trọng các quy định của luật quốc tế và khơng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác. Thỏa thuận sẽ giúp các quốc gia đảm bảo tính chính xác của đường phân định, đạt mục đích cơng bằng, đồng thời tránh được những xung đột cĩ thể phát sinh. Để thực hiện được điều đĩ, các yếu tố, hồn cảnh ảnh hưởng đến kết quả phân định cần được đưa ra xem xét, cân nhắc ngay trong quá trình đàm phán để đi đến thỏa thuận.

Cĩ thể thấy rằng, nguyên tắc thỏa thuận cĩ cơ sở pháp lý vững chắc và là nguyên tắc cĩ giá trị ràng buộc các quốc gia trong giải quyết tranh chấp về phân định biển. Nguyên tắc này được áp dụng đối với phân định biển nĩi chung, bao gồm phân định các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như quyền chủ quyền quốc gia.

4.3.2. Vấn đề cơng bằng và nguyên tắc cơng bằng trong phân định biển

Cơng bằng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình xác định đường ranh giới chung giữa các quốc gia nằm đối diện hoặc liền kề. Trong mọi trường hợp phân định, việc áp dụng nguyên tắc và phương pháp này hay nguyên tắc và phương pháp khác cuối cùng đều hướng tới một mục đích “cơng bằng”. 4 North Sea Continental Shelf, Judgment, I.C.J. Reports 1969, § 85, p. 47.

Kết quả phân định cơng bằng là cơ sở để giải quyết triệt để tranh chấp, phịng tránh những xung đột phát sinh, đồng thời gĩp phần củng cố và duy trì quan hệ láng giềng thân thiện giữa các quốc gia hữu quan.

Ghi nhận trong các Cơng ước Giơ-ne-vơ năm 1958 và Cơng ước Luật biển năm 1982, sự cần thiết phải tiến hành phân định trên cơ sở cơng bằng đã được thể hiện ở nhiều mặt trong phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Trong vụ Thềm lục địa biển Bắc, Tịa cơng lý quốc tế nêu rõ việc phân định phải được tiến hành theo những nguyên tắc cơng bằng. Tuy nhiên, cơng bằng khơng nhất thiết cĩ nghĩa là chia đồng đều diện tích, sửa đổi, chỉnh lý lại sự tạo hĩa của tự nhiên. Việc áp dụng nguyên tắc cơng bằng trong quá trình phân định khơng phải là áp dụng tính cơng bằng một cách giản đơn như là sự cơng bằng trừu tượng, mà là áp dụng một quy phạm pháp luật. Đây là điều kiện chủ yếu để lựa chọn các phương pháp phân định phù hợp6.

Quan điểm của Tịa cơng lý quốc tế được khẳng định lại trong phán quyết trọng tài ngày 30/6/1977 về phân định thềm lục địa giữa Anh và Pháp. Qua so sánh điều 6 Cơng ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa năm 1958 và quy phạm tập quán quốc tế, Tịa trọng tài cho rằng tất cả những quy phạm này đều cĩ chung mục đích – hướng tới sự phân định cơng bằng. Việc lựa chọn phương pháp theo Cơng ước Giơ-ne-vơ về thềm lục địa hay tập quán quốc tế đều phải xét đến các hồn cảnh và một tiêu chí quan trọng là phù hợp với nguyên tắc cơng bằng7.

Trong vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, Tịa cơng lý quốc tế nêu rõ Tịa cĩ nghĩa vụ phải thơng qua phán quyết trên cơ sở nguyên tắc cơng bằng. Sự phù hợp với nguyên tắc này là điều quan trọng nhất của quá trình phân định. Đây là một khái niệm pháp lý, trực tiếp thể hiện nội dung của khái niệm Cơng lý. Nhìn chung, khái niệm cơng bằng khơng nằm ngồi phạm vi của luật quốc tế mà là điều kiện để luật quốc tế được hình thành và áp dụng. Nĩi cách khác, cơng bằng được áp dụng với tính chất là một quy phạm pháp luật8. Theo nghĩa này, cần phân biệt cơng bằng với thẩm quyền của Tịa xét xử một cách ex aequo et bono. Khoản 2 điều 38 Quy chế Tịa cơng lý quốc tế quy định rằng, nếu các bên đồng ý và nhằm đạt được một giải pháp thích hợp, Tịa cĩ thể khơng nhất thiết phải tuân thủ pháp luật một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, trong vụ Thềm lục địa Tunisia/Libya, nhiệm vụ của Tịa khơng phải là xét xử một cách ex aequo et

bono, mà phải áp dụng nguyên tắc cơng bằng với tính chất là một bộ phận của

luật quốc tế.

6 North Sea Continental Shelf, Judgment, I.C.J. Reports 1969, § 85, p. 47; § 101, p. 53.

7 Continental Shelf (UK/France), Judgment, Report of International Arbitral Awards, Vol. XVIII, § 195, p. 229.8 Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment, I.C.J. Reports 1982, § 71, p. 60. 8 Continental Shelf (Tunisia/Libyan Arab Jamahiriya), Judgment, I.C.J. Reports 1982, § 71, p. 60.

Một điều đáng lưu ý là các phán quyết của Tịa án, Trọng tài quốc tế đều khơng đưa ra định nghĩa cụ thể về cơng bằng. Trong vụ Vịnh Maine, Tịa đi đến kết luận rằng để đạt được giải pháp cơng bằng, cần xem xét mỗi trường hợp phân định như một unicum, cĩ nghĩa là một trường hợp đặc thù, khơng giống các trường hợp khác và địi hỏi phải cĩ một giải pháp đặc thù. Tịa đồng thời xác định một số tiêu chuẩn cơng bằng như: đất thống trị biển; trong trường hợp khơng cĩ các hồn cảnh thích đáng, phân chia đồng đều các vùng chồng lấn một cách tương ứng với bờ biển của các quốc gia hữu quan; cần thiết phải tránh hiệu lực cắt cụt sự chiếu ra bờ biển hoặc một phần bờ biển của một trong các quốc gia hữu quan9. Tương tự, trong vụ Thềm lục địa Libya/Malta, Tịa đưa ra một số tiêu chuẩn sau: khơng làm lại tồn bộ địa lý cũng như nắn lại các sự khơng bình đẳng cảu tự nhiên; tơn trọng tất cả các hồn cảnh liên quan; cơng bằng khơng hàm ý nhất thiết phải ngang bằng cũng như khơng chia đều cái mà tự nhiên đã làm cho khơng ngang bằng.

Cĩ thể thấy, khái niệm cơng bằng được đề cập tương đối trừu tượng. Hiểu một cách khái quát, cơng bằng trong phân định biển là xem xét và đặt lên bàn cân tất cả các hồn cảnh hữu quan để tìm ra một giải pháp mà các bên cĩ thể chấp nhận, các bên cĩ thể coi kết quả đĩ là cơng bằng, chứ khơng phải sự áp dụng máy mĩc một loạt các quy tắc, nguyên tắc hình thức. Nĩi cách khác, việc xem xét, cân nhắc các hồn cảnh hữu quan đĩng vai trị đặc biệt quan trọng để đạt được kết quả phân định cơng bằng.

Khơng cĩ một giới hạn pháp lý nào về việc định ra các hồn cảnh hữu quan. Cho đến nay, trong lý luận cũng như thực tiễn vẫn chưa cĩ một danh mục đầy đủ các hồn cảnh đĩ và trên thực tế cũng khĩ cĩ thể tổng hợp được hết chúng do đặc điểm rất đa dạng, phong phú của các vùng biển. Tuy nhiên, ở một chùng mực nào đĩ vẫn cĩ thể nêu ra một vài phạm trù hồn cảnh liên quan như: địa lý, hình thái đặc thù của đường bờ biển, sự hiện diện của các đảo; địa chất, địa mạo; danh nghĩa lịch sử10.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về phân định biển tại các cơ quan tài phán quốc tế cho thấy các yếu tố, hồn cảnh hữu quan luơn được đặc biệt chú ý để đạt được giải pháp cơng bằng. Trong số những hồn cảnh này, các đặc trưng địa lý cĩ vai trị quan trọng nhất và là trọng điểm của quá trình phân định, đặc biệt là sự hiện diện của các đảo tại vùng tranh chấp.

4.3.3. Phương pháp phân định

- Phương pháp đường cách đều

9 Delimitation of the maritime boundary in the Gulf of Maine area, Judgment, I.C.J. Reports 1984, § 157-158,p. 312-313. p. 312-313.

Một phần của tài liệu V n d i LY LUN CHUNG v LUT BIN QUC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w