II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ
d) Các loại hợp đồng dân sự
114
Cĩ thể dựa vào những căn cứ khác nhau để phân biệt các loại hợp đồng dân sự như sau:
- Nếu dựa vào hình thức hợp đồng thì hợp đồng dân sự phân thành: hợp đồng
miệng, hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng cĩ cơng chứng, chứng nhận, hợp đồng mẫu...
- Nếu dựa vào mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì hợp đồng dân
sự được phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mỗi bên đều cĩ nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên cĩ nghĩa vụ, bên kia là người cĩ quyền và khơng phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
- Nếu dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì các hợp
đồng dân sự được phân thành: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Nếu dựa vào tính chất cĩ đi cĩ lại về lợi ích của các chủ thể thì cĩ: Hợp đồng cĩ
đền bù và hợp đồng khơng cĩ đền bù.
đ) Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
Khi giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí hợp tác, trung thực, ngay thẳng.
Khi thực hiện hợp đồng dân sự các bên phải tuân theo các nguyên tắc:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời
hạn, phương thức và các thoả thuận khác.
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và cĩ lợi nhất cho các bên,
đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
- Khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác.