Khái quát pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật trường cao đẳng y tế ninh bình (Trang 150 - 153)

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG DÂN TRONG PHỊNG,CHỐNG THAM NHŨNG

3. Khái quát pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

3.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam Nam

Giai đoạn trước năm 1986 là thời kỳ mà ở Việt Nam hầu như khơng cĩ văn bản

pháp lí nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Hành vi đầu cơ lương thực cũng bị

trừng trị theo các quy định của luật hình sự, luật hành chính chỉ nhằm đảm bảo an ninh lương thực sau chiến tranh và bảo đảm độc quyền cho kinh tế tập thểvà nhà nước. Những

hoạt động đầu cơ giai đoạn này là rất nhỏ và khơng ảnh hưởng đến đời sống người tiêu

dùng. Ngồi ra, việc sản xuất hàng hĩa, dịch vụ trong nền kinh tế kế hoạch hĩa tập trung khơng phải do lựa chọn hay sức ép của người tiêu dùng, nên, ngay cả trong kinh tế học thời đĩ, khái niệm người tiêu dùng rất ít được đề cập. Khái niệm người tiêu dùng được truyền thơng lúc đĩ nhắc tới chỉ với tư cách là nguồn đánh giá tham khảo cho việc xét duyệt các danh hiệu thi đua sản xuất giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể.

Trong giai đoạn tnăm 1986 đến năm 1999, các quy tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bắt đầu được hình thành nhưng cịn tản mạn. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đánh dấu bước chuyển của nền kinh tếnước ta từ nền kinh tế kế hoạch hĩa tập trung sang nền kinh tế thịtrường cĩ sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Với việc hình thành nền kinh tế thị trường, khái niệm người tiêu dùng xuất hiện với đúng nghĩa là thành tố của thị trường. Những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn này nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều 28); Bộ luật hình sựnăm 1985 với các tội: Tội làm hàng giả, tội buơn bán hàng giả(Điều 167); Tội lừa dối khách hàng (Điều 170); Tội lưu hành sản phẩm kém chất lượng (Điều 177). Ngồi ra, một số pháp lệnh và nghị định cĩ liên quan cũng đề cập vấn đề bảo vệ người tiêu dùng như Pháp lệnh đo lường ngày 6/7/1990, Pháp lệnh chất lượng hàng hĩa ngày 27/12/1990, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành

151

chính năm 1995, Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lí

việc sản xuất, buơn bán hàng giả, Bộ luật dân sự năm 1995, Luật thương mại ngày 10/5/1997, Nghịđịnh số57/CP ngày 31/5/1997 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hĩa... Tuy nhiên, các quy định pháp luật cịn

mang tính chung chung, chưa cĩ quy định đặt ra những biện pháp riêng cĩ, đặc biệt để

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là việc thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, do vậy, hiện tượng kinh doanh thiếu trung thực, lừa dối người tiêu dùng thường xuyên xảy ra và chưa cĩ cơ chế giải quyết thống nhất. Thêm vào đĩ, việc giáo dục người tiêu dùng nhận

thức đúng và đủ vềhàng hĩa chưa được quan tâm đúng mức...

Trong giai đoạn tnăm 1999 đến năm 2010, sau nhiều lần biên soạn, lấy ý kiến, đến ngày 27/04/1999, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủnghĩa Việt Nam thơng qua và cĩ hiệu lực từ ngày 01/10/1999. Với 6 chương, 30 điều, Pháp lệnh này đã phần nào thể chế hĩa đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hĩa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sựra đời của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cĩ ý nghĩa rất quan trọng vì đây là văn bản quy phạm pháp luật mang tính tổng hợp đầu tiên quy định quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, trách nhiệm của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đối với quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đĩ, một loạt đạo luật, pháp lệnh, nghị định và thơng tư liên quan đến vấn đề bảo vệngười tiêu dùng như: Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

năm 2006, Bộ luật hình sự năm 1999, Pháp lệnh chất lượng hàng hĩa năm 1999, Pháp

lệnh quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh vệ sinh an tồn thực phẩm năm 2003, pháp lệnh giá năm 2002 ... cũng được ban hành nhằm tạo thêm cơ sở pháp lý cho cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tnăm 2010 đến nay, trước sự phát triển ngày càng nhanh chĩng và đa dạng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều thách thức mới lại được đặt ra với cơng tác bảo vệngười tiêu dùng. Ngày 17/11/2010, Quốc hội Việt Nam đã thơng qua Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng số59/2010/QH12. Đạo luật này quy định đầy đủhơn Pháp lệnh

bảo vệngười tiêu dùng 1999, với sự bổ sung của nhiều quy định quan trọng như: Bảo vệ thơng tin của người tiêu dùng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hĩa cĩ khuyết tật gây ra, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung. Với 6 chương, 51 điều, Luật bảo vê quyền lợi người tiêu dùng quy định các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hĩa, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Đạo luật này cùng các đạo luật cĩ liên quan như Bộ luật dân sựnăm 2015, Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015, Bộ luật hình sựnăm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017) và các văn bản hướng dẫn thi hành

đã cung cấp cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở

152

3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam Nam

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện hành gồm các loại văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:

- Hiến pháp: Hiến pháp là nguồn rất quan trọng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và cĩ hiệu lực cao nhất. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ta, thể chế hĩa quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, trong đĩ cĩ các quy định quan trọng về mơ hình phát triển kinh tế, các yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010: đây là đạo luật quy định trực tiếp những nội dung của việc bảo vệngười tiêu dùng như quyền và nghĩa vụ của các bên, những ngoại lệ trong hình thức giao dịch, trong trách nhiệm sản phẩm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hĩa, dịch vụ tiêu dùng, trong giải quyết tranh chấp.

- Bộ luật dân sựnăm 2015: Các quan hệ cung ứng và tiêu dùng tuân thủ những quy định chung của Bộ luật dân sự về thiết lập các quan hệ pháp luật dân sự theo các nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyên tắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tự chịu trách nhiệm, tơn trọng đạo đức tốt đẹp, tơn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tơn trọng lợi

ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên

tắc tuân thủ pháp luật và nguyên tắc hịa giải.

- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong đĩ cĩ các vụ kiện giữa người tiêu dùng với người cung ứng hàng hĩa, dịch vụ.

- Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006,

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hĩa năm 2007, Luật Đo lường năm 2011, Luật Quảng

cáo năm 2012, Luật An tồn thực phẩm năm 2010 là những văn bản quy định nghĩa vụ

của người kinh doanh hàng hĩa, dịch vụ, trong đĩ cĩ các nghĩa vụtrước người tiêu dùng.

Đây là các đạo luật mang tính bổ trợ cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng việc xác định các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật nhằm lượng hĩa các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm cĩ tương xứng.

- Bộ luật hình sựnăm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017) cũng cĩ những quy định quan trọng trong việc trừng trị các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ở mức độ gây nguy hiểm cho xã hội trong một số tội danh cụ thể. Trong Bộ luật hình sự hiện hành nhĩm tội xâm hại quyền lợi người tiêu dùng bao gồm: Tội sản xuất, buơn bán hàng giả(Điều 192); Tội sản xuất, buơn bán hàng giảlà lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buơn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buơn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuơi, phân bĩn, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuơi (Điều 195); Tội đầu cơ (Điều 196); Tội quảng cáo gian dối (Điều 197); Tội lừa dối khách hàng (Điều 198); Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện (Điều 199); Tội vi phạm quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm (Điều 317); Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tếkhác (Điều 315).

153

- Các văn bản dưới luật do Chính phủvà các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các luật khác cĩ liên

quan đến bảo vệ người tiêu dùng: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của

Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng. Ngồi ra, các văn bản hướng dẫn thi hành về quảng cáo như Nghị định

số181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Quảng cáo.... cũng là những văn bản pháp luật quan trọng cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật trường cao đẳng y tế ninh bình (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)