(Electronic Fuel Injection) đã bước sang một giai đoạn mới, với bộ vi xử lý ECU việc tính toán lượng nhiên liệu phun vào và thời điểm phun không chỉ phụ thuộc vào tốc độ động cơ và lượng không khí đi vào đường nạp mà nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất dòng khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, vị trí bướm ga…vì vậy chế hòa khí đã dần được thay thế bằng phun xăng điện
tử - một hệ thống tinh vi và hiệu quả giúp động cơ hoạt động ưu việt nhất. Bản thân hệ thống phun xăng điện tử cũng đang hoàn thiện dần theo thời gian, từ phun tại một điểm trên đường ống nạp (Single Point) đến phun tại mỗi xilanh (Multi Point), phun một lần cho tất cả các xilanh đến phun cho từng xilanh theo đúng thời điểm…
Với xe sử dụng phun xăng điện tử, động cơ có thể khởi động dễ dàng hơn ngay cả trong những ngày thời tiết lạnh, hiệu quả hơn và phản ứng nhạy hơn mỗi khi xe tăng hoặc giảm ga trong khi ngược lại, chế hòa khí tỏ ra khá vất vả và hay chết máy. Vì vậy sự ra đời của hệ thống phun xăng điện tử EFI làm chiếc xe trở nên tiết kiệm nhiên liệu, vận hành dễ dàng và trở nên thân thiện với môi trường.
Ưu điểm: Tiết kiệm nhiên liệu, điều chỉnh linh
hoạt theo sự vận hành của xe.
Nhược điểm: chi phí đắt đỏ
Mong muốn của các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng là tạo ra được những chiếc xe có công suất cao, vận hành linh hoạt nhưng vẫn phải tiết kiệm nhiên liệu.
Bên cạnh việc sử dụng phun xăng điện tử thì một giải pháp khác để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của động cơ là công nghệ biến thiên van (xupáp) theo thời gian.
Công nghệ van biến thiên được phát triển từ năm 1958 bởi Porche và sau đó được Alfa
Romeo đưa vào các xe ôtô thương mại lần đầu tiên vào năm 1980. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên thì hệ thống chỉ được dẫn động bằng thủy lực thuần túy, cùng với sự ra đời của ECU thì các hệ thống VVT sau này chủ yếu vẫn được dẫn động thủy lực nhưng đã được điều khiển bằng điện tử, điều này sẽ giúp hệ thống làm việc chính xác và cho hiệu quả cao hơn.
Hiện nay thì công nghệ VVT đã được hầu hết các nhà sản xuất đưa vào trong các sản phẩm của mình với các tên gọi khác nhau, ví dụ trên xe của Honda được đặt tên là VTEC (Variable Valve Timing and Lift Electronic Control), của
Toyota gọi là VVT-I (Variable Valve Timing with intelligence), của Ford đặt tên VCT (Variable Cam Timing) hay tên gọi Valvetronic hay VANOS của BMW…Các hệ thống này tuy có thể khác nhau một chút về cơ cấu vận hành nhưng chúng đều có chung một nhiệm vụ là tác động vào cơ cấu cam để điều chỉnh mức độ đóng mở của xupáp qua đó điều chỉnh tối ưu lượng không khí và nhiên liệu đi vào trong buồng đốt đáp ứng ở các vận tốc khác nhau. Điều này làm cho động cơ trở nên linh hoạt hơn và cho phép nó cung cấp hiệu suất cao nhất trong mọi thời điểm, đồng thời giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.