ột người đàn ông mê và sành xe máy cổ, đặc biệt là Vespa, tới nỗi đã đặt một slogan về bản thân là “đạp máy nhanh hơn cả cái bóng của mình”. nỗi mê đắm ấy khơng chỉ dừng lại ở tính chất cá nhân mà lan tỏa và kết nối được cả một cộng đồng thích đồ xưa. từ đó, Ve chai sài gịn đã ra đời.
đúng như tên gọi của nó, vựa “ve chai” có bóng dáng của mn hình vạn trạng thứ đồ xưa. giới “chơi đồ” gặp gỡ nhau đây, không chỉ thỏa mãn “cơn ghiền” được phơ bày (đồ của mình) – ngắm nghía (đồ người khác) – khám phá (mọi thứ đồ)… mà cịn có được thứ tình cảm gì đó, khó tả bằng lời, đối với anh em bè bạn. một kiểu đồng điệu rất chân thành và dễ gây nghiện, bất chấp tuổi tác và mọi thứ “áo xống” bên ngoài.
Đồ ve chai "Độc"
đúng kiểu chợ phiên, vào 9h 30' mỗi sáng chủ nhật ve chai sài gòn đều đặn họp “chợ ve chai” tại cà phê cao minh. người đàn ông trung niên dáng vẻ phong trần với bộ ria mép rậm rì dắt chiếc xe gắn máy cổ hiệu sachs (thập niên 1950) từ nhà kho ra trưng bày trên sân khấu ở vị trí trung tâm quán. trên tay lái của chiếc xe có gắn tấm giấy ghi vài chi tiết liên quan đến đời xe, dòng xe…
đáng chú ý là dịng chữ “giá bán 1.500 đơ la mỹ, cịn thương lượng”. Dịch sang góc bên kia sân khấu, ông tiếp tục dựng chân chống những chiếc xe cổ khác hiệu Vespa, lambretta… được sản xuất từ thập niên 40-60 của thế kỷ trước. xa hơn một chút, dưới tán cây rợp bóng mát là chiếc ơtơ bốn chỗ mercedes 180, sản xuất năm 1958, “giá 19.000 đô la mỹ, có thể thương lượng”.
một thành viên khác cũng thuộc “ban quản lý chợ” trịnh trọng đặt lên bàn chiếc khung gỗ lộng hai thanh kiếm nhật sáng loáng (dùng để trưng bày trong phòng khách) và các phụ kiện đi kèm ghi rõ lò sản xuất ở nhật bản, “giá 700 đơ la mỹ”.
một người đàn ơng tóc lưa thưa đang khui chiếc hộp gỗ chứa đầy hộp quẹt zippo, đồng hồ đeo tay, bút máy, nhẫn kiểu… xếp vào một chiếc tủ kiếng.
phía trước sân khấu, một “tiểu thương” đang khệ nệ đẩy chiếc tủ nhựa đựng đầy phụ tùng xe máy cổ ra góc sạp của mình. Dọn hàng xong, anh chàng có vóc dáng đậm chắc, buộc tóc đi gà này lại hì hục dùng ống bơm tay để bơm bánh chiếc xe mobylette biển số csQg - ka 0113 do pháp sản xuất năm 1949.
mồ hôi nhễ nhại sau một lúc đạp xe cho máy nổ, anh tự hào cho biết đó là kết quả sau ba năm trời ròng rã sưu tập từng món phụ tùng với sự góp sức của khoảng 30 “chiến hữu” trong và ngồi nước. “sau khi nó đoạt giải tại hội thi xe mô tô cổ ba miền tổ chức tại hội an năm 2009, đã có người trả giá tương đương 4.000 đô la mỹ nhưng tơi chưa bán”, anh nói.
chợ sài gịn ve chai được phân ra nhiều không gian trưng bày và bán hàng ký gửi, từ xe mô tô, ôtô cổ; nhạc cụ, máy ảnh, máy quạt, loa, ampli cho đến tranh, đèn, túi da, đồng hồ các loại từ treo tường, để bàn đến đeo tay. cứ khoảng mươi phút lại có một nhóm khách mới đến quán. khách quen có, khách mới đến lần đầu cũng có,
người trong thành phố, khách ở các tỉnh, Việt kiều về thăm quê...
khơng ít doanh nhân cũng đến chợ góp vui. tâm điểm trao đổi tại các bàn điểm tâm của họ là những hiểu biết về đồ cũ, là chuyện muốn tìm kiếm, trao đổi những món đồ.
chợt một người khách lạ xuất hiện trong trang phục bụi bặm. anh khoác trên vai một chiếc ba lô kiểu quân đội. chọn chiếc bàn đã có bốn khách ngồi trước, anh mở ba lơ, đặt lên bàn sáu chai dầu dùng để lau súng của quân đội mỹ trước năm 1975. “50.000 đồng/chai. ai mua xin mời”.
khách ngồi ở các bàn khác xúm lại, chỉ vài phút sau món hàng đầu tiên hết sạch. tiếp theo, anh lôi ra chiếc nanh heo rừng senegal - “hàng khủng, giá 1 triệu”. khách lại túm tụm săm soi và cuối cùng được một người đàn ông mua “để tặng con gái đeo, ngủ khỏi giật mình!”. cứ thế, anh chào mời đủ thứ: đồng hồ đeo tay citizen 100.000 đồng/chiếc; omega mạ vàng 300-400 đô la mỹ/chiếc; lơng đi voi senegal 120.000 đồng/sợi...
khi thu xếp những món hàng chưa bán được bỏ vào ba lơ, anh cho biết mình lần đầu tiên đến họp chợ ve chai. “năm sáu năm nay tôi thường giao dịch ở khu phó đức chính, quận 1. nay có chợ ve chai hy vọng hơn. ai cần đặt hàng nanh heo, móng cọp, móng sư tử, lơng đi voi châu phi cứ alơ cho tơi, số điện thoại 0978…”.
có khơng ít người đến đây để mua đi bán lại. trong lúc ngắm nghía chiếc máy may xách tay do pháp sản xuất năm 1930, giá 5 triệu đồng, anh nguyễn Vinh Quang đến từ nha trang cho biết đây là lần đầu tiên anh có mặt ở chợ này với
mong muốn đặt quan hệ giao dịch cho những lần tới. anh cho biết: “nếu săn được hàng độc, hàng lạ, tôi sẽ mang về bán tại cửa hàng của mình ở nha trang”.
còn theo anh chàng mua chiếc nanh heo rừng thì “chợ sài gịn ve chai có những món đồ tìm đỏ mắt bên ngồi cũng khơng thấy, giá cả hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa người bán và người mua chứ không theo giá thị trường”.