Đánh giá Kết quả Kinh tế một số nghề lưới của nghư dân ven đầm Nha Phu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 61 - 103)

v. Những đóng góp của đề tài

2.3 Đánh giá Kết quả Kinh tế một số nghề lưới của nghư dân ven đầm Nha Phu

Đối với hộ gắn máyhiện nay các nghư dân đang triển khai khá đa dạng về ngành nghề. Tuy nhiên do giới hạn của đề tài nênđề xuất khảo sát một số nghề l ưới chính mang lại thu nhập cao theo đánh giá của ngh ư dân ven đầm. Cụ thể chúng ta khảo sát 5 loại nghề l ưới đối với hộ gắn máy, được trình bày cụ thể như sau:

2.3.1.1 Nghề ương tôm hùm con kết hợp với đánh cá

Nghề ương tôm hùm con mới xuất hiện đến nay được một vài năm. Theo Báo cáo khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thuỷ Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III của đề tài “ Điều tra nghiên cứu nguồn lợi tôm hùm ở vùng biển vịnh Văn Phong , Bến Gỏi và vịnh Bình Cang - Nha Phu tỉnh Khánh Hoà “thì tại đầm Nha Phu tôm hùm con tập trung ở các vùng rạn chủ yếu thuộc thôn Ngọc Diêm xã Ninh ích huyện Ninh Hoà và thôn Lương Sơn thuộc xã Vĩnh Lương thành phố Nha Trang. Chúng tập trung chính ở 3 vùng rạn Đá Đen thuộc thôn Cát Lợi, dọc vùng rạn Mũi Khe Cây, vùng rạn của thôn Ngọc Diêm, vùng rạn của Đảo Khỉ và chân Hòn Thị. Mùa lặn ở vùng này bắt đầu từ tháng 1 kéo dài đến tháng 5 Dương lịch, mức độ khai thác cao nhất khoảng 25 - 30 con/ chuyến /ngày và tổng số tôm hùm con bị bắt khoảng 1000.000– 1500.000 con/năm. Theo số liệu điều tra thì giá

cả trên thị trường ( 2007) như sau: tôm trắng ( ấu trùng Puerulus ) và tôm hồng ( lớn hơn ấu trùng ) 40.000đ/con; tôm đen ( lớn hơn tôm hồng và tôm trắng ) 50.000 – 60.000đ/con. Người làm nghề ương tôm hùm mua về hoặc tự đi bắt bỏ nuôi trong lồng ở ngoài biển. Hàng ngày cho tôm ăn các lo ại như cá, cua hét, hầu . Thời gian ươm là 6 tháng từ tháng 1 ÂL đến tháng 6 ÂL, tôm sẽ đạt được từ 100 – 120 g/con thì xuất bán cho những người nuôi tôm hùm lồng ở Vạn Ninh hoặc Cam Ranh với gía từ 150.000 – 200.000 đ/con. Đây là một nghề có triễn vọng phát triển tốt. Trung bình một năm các hộ ươm tôm hùm lấy giống khoảng 500 con.

Chi phí cho loại nghề này bao gồm chi phí vận hành, chi phí thức ăn nuôi tôm (Cá, cua hét, hầu), chi phí con giống, chi phí l ương thực, chi phí khác.

Theo kết quả điều tra thìđa số các hộ nghư dân đều muốn tàu thuyền mình dùng mãi mãi nên, khi tính khấu hao chúng ta có thể tính theo ph ương pháp khấu hao đường thẳng. Bình quân một chủ hộ đầu tư cho tài sản cố định là 73.4triệu đồng. Vậy khấu hao một năm sẽ là 3.67 triệu đồng.

Việc đánh giá doanh thu chi phí dựa vào trung bình số học của những hộ điều tra đ ược, cụ thể: Tổng số hộ nghư dân ( Hộ Gắn Máy) làm nghề đánh cá kết hợp với ươm tôm hùm là 7 hộ, số liệu dưới đây là trung bình cộng về doanh thu và chi phí của 3 hộ trả lời trong bản câu hỏi được phỏng vấn.

Bảng 15: tổng hợp Doanh thu chi phí trung bình 1 năm cho 1 hộ ươm tôm hùm con kết hợp với đánh cá (Tính cho 500 con giống) ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

TổngDoanh thu Ươm tôm + Đánh cá 500*150.000 + 12.500.000

87.500.000

1.Tôm giống 500*55.000 27.500.000

2.Chi phí vận hành 3.000.000 3.000.000 3.Chi phí thức ăn 3.600.000 3.600.000

4.Chi phí nhân công 7.200.000 7.200.000

5. Chi phí khác 4.200.000 4.200.000

5. Khấu hao Sữa chữa vở,

thân, lưới: 3.760.000đ/Năm 3.760.000 TổngChi phí Tổng chi phí:49.260.000 Lợi nhuận ròng 38.240.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.1.2 Nghề lưới cá chuồn kết hợp đánh cá mai

Nghề lưới cá chuồn không khai thác ở đầm Nha Phu, ng ư trường chính làở ngoài khơi của Khánh Hoà khoảng 10-15 hải lý cách bờ . Tuy nhiên, mùa vụ chính là từ tháng 2 ÂL đến ngày 5 tháng 5 ÂL, do đó nghư dân chỉ khai thác cường độ cao vào những tháng này với cường độ 3 ngày 1 chuyến, còn lại thì không duy trì cường độ. Trung bình khoảng 1 năm thì có khoảng39 chuyến biển trong nghề. Số lao động trên thuyền thường là 3 người . Phương pháp bảo quản cá chuồn là cá + đá ., sản lượng trung bình tiên tiến là 400 – 600 kg/chuyến . Cá được tiêu thụ nội địa với giá bình quân 4.500 – 5.000 đ/kg.

Theo kết quả điều tra ban đầu thìở Đầm Nha Phu có khoảng 45 hộ gắn máy làm nghề lưới cá chuồn và cá mai, và kết quả sau đây là trung bình số học doanh thu và chi phí của 17 hộ ngư dân đã trả lời trong bảng trả lời phỏng vấn.

Bảng 16: Doanh thu chi phí trung bình 1 năm nghề lưới cá chuồn kết hợp với đánh

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 39chuyến

*400kg*4.500đ/kg

70.200.000

1.Chi phí nhiên liệu 13.824.000 13.824.000 2.Chi phí lương thực 198.000đ/chuyến*48chu

yến

9.504.000

3.Chi phí tiền lương 7.200.000 7.200.000

4. Chi phí khác 2.380.000 2.380.000

5. Khấu hao 2.783.000 2.783.00

Tổng Chi phí

Tổng chi phí: 35.151.000

Lợi nhuận ròng 35.049.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.1.3 Nghề lặn tôm hùm con kết hợp nghề lưới cá chuồn

Nghề lặn tôm hùm con mới được phát triển vài năm gần đây. Hầu hết các thuyền ở thôn Tân Thành đều làm nghề lặn tôm hùm con, có một số trở thành lặn chuyên nghiệp, số còn lại thì kiêm lặn. Nghề kết hợp của họ là nghề lưới cá chuồn ( hoặc giã cào, giã nhũi để tăng thêm thu nhập) .

Vì kích thước tôm hùm con quá nhỏ nên hành nghề này phải là trẻ tuổi( thiếu niên ) mới có hiệu quả cao. Để tận dụng thời gian không phải mùa vụ của tôm hùm con, họ thường kiêm thêm nghề cá chuồn, tất nhiên cũng có hộ kiêm nghề khác.

Theo kết quả điều tra ban đầu thìĐầm Nha Phu có 23 hộ gắn máy có làm nghề lặn tôm hùm con kết hợp cới đánh cá chuồn. Tuy nhiên trong bản trả lời câu hỏi phỏng vấn do chọn ngẫu nhiên phân tầng nên chỉ có9 hộ làm nghề này. Chính vì lẽ đó dưới đây là bảng tính trung bình số học theo doanh thu và chi phí của9 hộ làm nghề này trong năm 2007. Bình quân thu nhập của nghề theo các hộ là 6.200.000đ/ tháng và 1 năm làm 9 tháng.

Bảng 17: Doanh thu chi phí của nghề lặn tôm hùm con kết hợp với đánh cá chuồn

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 55.968.000đ/năm 55.968.000đ

1. Chi phí nhiên liệu 6.000.000 6.000.000

2. Chi phí lương thực 5.500.000 5.500.000 3. Chi phí phục vụ lặn 8.115.000 8.115.000 4. Chi phí khác 2.000.000 2.000.000 5. Khấu hao 1.850.000 1.850.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí: 22.978.000đ Lợi nhuận ròng 32.990.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.1.4 Nghề lưới rê 3 lớp

Là loại nghề đã có từ lâu, khoảng 10 năm lại đây. Với 3 loại lưới có mắc lưới khác nhau trong tổ hợp lưới , nghề này có thể khai thác được cá , tôm , ghẹ.

Theo kết quả điều tra thì ven đầm có khoảng 15 hộ gắn máy làm nghề rê 3 lớp, dưới đâylà doanh thu và chi phí trung bình của6 hộ được phỏng vấn và điều tra thông qua bảng câu hỏi. Doanh thu trên là ngoại suy từ trung bình nghư dân thu nhập đuợc 2.44triệu/tháng và 1 năm làm 9 tháng.

Bảng 18: Doanh thu và chi phí của nghề lưới rê 3 lớp ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 22.000.000 22.000.000đ

1. Chi phí nhiên liệu 5.610.000 2. Chi phí lương thực 1.600.000 3. Chi phí khác - 4. Khấu hao 1.000.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí:8.210.000 Lợi nhuận ròng 13.790.000

Nguồn: Tập mẫu đìều tra

2.3.1.5 Nghề lưới cá, tôm, ghẹ

Là nghề truyền thống, mỗi loại lưới có một công dụng riêng, khi đánh ghẹ thì dùng lưới có mắc lưới thưa hơn khi đánh tôm.

Theo kết quả điều tra thì venđầm có 13 hộ gắn máy có tham gia vào nghề lưới tôm cá. Trên cơ sở đó, dưới đây là bảng tổng hợp doanh thu và chi phí trung bình của 5 hộ ngư dân gắn máy đãđược hỏi và trả lời trong quá trìnhđiều tra phỏng vấn.

Doanh thu trung bình một tháng của nghề này tương đối thấp là 1.5triêu/tháng, một năm làm 9 tháng.

Bảng 19: Doanh thu chi phí nghề lưới cá tôm ghẹ ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 13.500.000 13.500.000

1. Chi phí nhiên liệu 2.480.000 2. Chi phí lương thực 2.000.000 3. Chi phí khác 2.225.000 4. Khấu hao 700.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí: 7.405.000 Lợi nhuận ròng 6.095.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.1.6 Nhận xét đánh giá

Từ các bảng 14, 15, 16, 17, 18 ở trên chúng ta có thể tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu Kinh tế như sau:

Loại nghề Doanh thu Lợi nhuận ròng Chi phí (vốn đầu tư) %LNR/DT ĐVT:% ROI

1. Lưới cá + ươm tôm hùm con

87.500 38.240 49.260 43.7 0.77

2.Lưới chuồn + cá mai 70.200 35.049 35.151 49.9 0.997

3. Lặn tôm hùm con + lưới cá chuồn 55.968 32.990 22.987 58.944 1.4 4.Lưới rê 3 lớp 22 13.790 8.210 62.68 1.67 5.Lưới cá, tôm, ghẹ 13.500 6.095 7.405 45.15 0.823 Nguồn: Kết quả các bảng 14,15,16,17,18

+ Xét về mặt lợi nhuần thìđối với các hộ nghư dân gắn máy thì nghề lưới cá kết hợp với ươm tôm hùm con mang l ại lợi nhuận cao nhất là 38.240.000đ/năm. và thấp nhất là nghề lưới cá, tôm, ghẹ với lợi nhuận năm là 6.0950.000đ/năm

+ Đa số các hộ gắn máy đều có tỷ lệ % của lãi ròng trên doanh thu cao, hầu hết tỉ lệ phần trăm lãi ròng so với tổng thu nhập của HGM với 5 loại nghề đ ược khảo sát tương đối lớnvà nằm trong khoảng 43.7% đến62.68%, chỉ riêng có một nghề lưới cá , tôm , ghẹ đạt thấp 45,15%.

+ Tỷ xuất lợi nhuận của các nghề l ưới này cũng tương đối nằm trong khoảng từ 0.77 đến 1.67. Điều này cho thấy rằng cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì chúng ta thu được tương đương vơi bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chúng ta nên chú ý rằng, đối với nghề cá nhỏ thì mức đầu tư ban đầu đi khai thác là không lớn, tuy nhiên sản phẩm này là do nguồn lợi nên tỷ xuất lợi nhuận cao chưa chắc là nghề cá đó hiệu quả hơn nghề cá kia. Theo kết quả trên thì những nghề kết hợp với nuôi trồng thì thường có chi phí lớn và lợi nhuận thường cao mà đại biểu của hộ gắn máy đó là nghề Lưới cá kết hợp với ươm tôm hùm con.

2.3.2. Đối với hộ thủ công

Trên cơ sở thực tế khảo sát, đề tài cũng chỉ dừng lại ở một số nghề chính của ng ư dân ven đầm. Cụ thể đã khảo sát trên 4 loại nghề truyền thống và một nghề mới xuất hiện, đó là: Lưới rê 3 lớp ( màn ); Lưới ghẹ; Lưới tôm, cá. Đây là những nghề của các ngư dân nghèo, thu nhập không cao nhưng đủ ăn. Những nghề này cũng mang tính truyền thống mạnh mẽ .Nghề nuôi phát dục tôm sú bố mẹ là nghề mới, có nhiều triển vọng .

2.3.2.1Lưới rê ba lớp

Lưới rê 3 lớp là nghề truyền thống của ngư dân hộ thủ công, theo thống kê thì có tới 30 hộ thủ công có tham gia vào nghề lưới rê 3 lớp. Dưới đây là tổng hợp doanh thu và chi phí trung bình của3 hộ đã trả lời đối với nghề rê 3 lớp trong quá trình phỏng vấn.

Theo kết quả điều tra thì trung bình một tháng các hộ ngư dân có nghề lưới ghẹ thu nhập được 720.000đ/ tháng và nghề này làm được 10 tháng.

Bảng 21: Doanh thu chi phí nghề rê ba lớp của hộ thủ công ĐVT:Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

Tổng Doanh thu Giá trị khai thác 7.200.000 7.200.000

1. Chi phí nhiên liệu 500.000

2. Chi phí lg thực 1.880.000 3. Chi phí khác 1.400.000 4. Khấu hao 300.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí:3.846.200 Lợi nhuận ròng 3.353.800

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.2.2Lưới ghẹ

Nghề lưới ghẹ là một trong những nghề có số l ượng hộ nghư dân nhiều nhất trong đầm Nha phu tham gia, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì năm 2007 có tới 355 hộ thủ công có tham gia vào nghề lưới ghẹ.

Tuy nhiên, dưới góc độ và phạm vi nghiên cứu của đề tài thì dưới đây chỉ tính doanh thu và chi phí trung bình của20 hộ ngư dân đã trả lời trong quá trìnhđiều tra, những điều đó cũng có thểcho chúng ta hình dung được một phần nào đó về nghề lưới này đối với các hộ ngư dân.

Bảng 22: Doanh thu chi phí nghề lưới ghẹ ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 4.600.000 4.600.000

1. Chi phí nhiên liệu - 2. Chi phí lương thực 600.000 3. Chi phí khác 500.000 4. Khấu hao 50.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí:1.150.000 Lợi nhuận ròng 3.450.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.2.3Lưới tôm cá

Theo thống kê thìở Đầm Nha phu khoảng 10 hộ thủ công có nghề lưới tôm cá và nằm rải rác. Tuy nhiên, dưới đây là doanh thu và chi phí trung bình của 2 hộ đã trả lời trong bảng câu hỏi được phỏng vấn.

Nghề lưới tôm cá trung bình một tháng người dân thu nhập được khoảng 600.000đ.

Bảng23: Doanh thu chi phí nghề lưới tôm cá ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tổng

TổngD. thu Giá trịthực hiện 6.000.000 6.000.000

1. Chi phí nhiên liệu 400.000 2. Chi phí lương thực 700.000 3. Chi phí khác 200.000 4. Khấu hao 100.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí:1.400.000 Lợi nhuận ròng 4.600.000

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.2.4Lưới và nuôi phát dục tôm sú

Nghề nuôi phát dục tôm sú là một nghề mới của các hộ ng ư dân thủ công ở đây, tuy nhiên theo thống kê thìở đầm Nha phu đã có 6 hộ thủ công đang làm nghề này.

Khánh Hoà là một tỉnh có phong trào sản xuất tôm sú giống mạnh nhất n ước, với sản lượng lớn . Vấn đề cấp thiết hiện nay l à làm sao có đủ nguồn tôm sú bố mẹ đáp ứng cho

nhu cầu gần 1033 trại sãn xuất tôm sú giống của Khánh Hoà . Theo báo cáo của các ngư dânHTC được phỏng vấn thì lượng tôm sú giống do Sở Thuỷ sản thả ra biển , h àng năm ở đầm Nha Phu vào ngày 1 tháng 4– Ngày nghề cá Việt Nam đã trú vào các chà rạo được Sở Thuỷ sản thả vào năm 2004, lớn lên và chỉ khai thác được bằng nghề lưới rê 3 lớp . Ngư dân mua tôm sú đánh được cho vào lồng nuôi ở điều kiện tự nhiên của đầm Nha Phu đến khi tôm được giao vĩ và lên trứng họ bán cho các trại giống. Với điều kiện sinh thái khá tốt nên tôm sú bố mẹ ở đầm Nha Phu từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng và sản lượng . Một số HTC đã nuôi phát dục có hiệu quả cao. Các tính toán ở bảng (24 )là để số lượng tôm sú thuần thục được nuôi phát dục là 30 con , thời gian nuôi là 1 tháng, 1 năm nuôi 12 tháng. Giá đầu vào là 60.000 đ/con. Giá đầu ra sau khi nuôi phát dục ( đã giao vĩ và ôm trứng ) là 150.000- 200.000đ/con, có khi còn cao hơn . Phát triển nghề mới này chính là để đảm bảo sự phát triễn bền vững của nghề sản xuất tôm sú giống của Khánh Hoà

Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài thì đề tài chỉ tổng hợp doanh thu và chi phí trung bình của2 hộ nghư dân đã trả lời trong quá trình điều tra phỏng vấn và cho ra kết quả dưới đây.

Bảng 24 :Doanh thu và chi phí nghề lưới cá và nuôi tôm phát dục ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Nội dung Giá tr Tổng

Tổng Doanh thu Giá trịthực hiện 54.000.000 54.000.000

1. Chi phí giống 12*30*60.000đ/con 21.600.000

2. Chi phí lương thực 6.000.000 3. Chi phí khác 12.000.000 4. Khấu hao 6.000.000 Tổng Chi phí Tổng chi phí:45.599.800 Lợi nhuận ròng 26.400.000đ

Nguồn: Tập mẫu điều tra

2.3.2.5 Nhận xét đánh giá

Loại nghề Doanh thu Lợi nhuận ròng Chi phí (vốn đầu tư) %LNR/DT ĐVT:% ROI 1. Lưới rê 3 lớp 7.200 3.353 3.846 46.6 0.87

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 61 - 103)