Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 79 - 81)

v. Những đóng góp của đề tài

3.3.1.2 Nội dung của biện pháp

Khái niệm đồng quản lý được đưa ra từ năm 1984 bởi Kearney, cho tới nay n ó được phát triển và phổ biến rộng rãiđến hầu như tất cả các nước mạnh về phát triển Thủy sản. Tuy nhiên việc thống nhất và hình thành một khuôn mẫu cụ thể áp dụng cho tất cả tr ường hợp là rất khó.

Theo các chuyên gia của ICLARM (Trung tâm quốc tế về quản lý nguồn lợi sinh vật biển) thìĐồng quản lý được định nghĩa là sự chia xẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa cộng đồng địa phương và Nhà nước nhằm quản lý nguồn lợi thuỷ sản hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Bản chất của” Đồng quản lý” đ ơn giản chỉlà sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên Thủy sản. Hay nói cách khác theo The Wolrd Bank, 1999 thì đó là sự chia sẻ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia cụ thể đó là nhà nước và cộng đồng địa phương.

Một vấn đề mà chúng ta cần nói tới ở đây là các bên tham gia hay liên quan là ai? Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ được phân bổ như thế nào giữa các bên tham gia? Các bên tham giaở đây là nhà nước( Cơ quan quản lý), cộng đồng dân sinh sống tại nguồn lợi, các tổ chức phi chính phủ có liên quan, các hiệp hội, cơ quan liên quan khác….

Nếu quản lý dựa vào cộng đồng được xem như một phương pháp tiếp cận dưới- lên thì đồng quản lý có thể coi nh ư là phương pháp tiếp cận đồng thời của trên - xuống và dưới lên.

Theo Pomeroy, R.S (ICLARM), mục tiêu của đồng quản lý là chính quyền cùng hợp tác với những người sử dụng nguồn lợi ở địa ph ương, cùng nhau gánh vác trách nhi ệm và quyền hạn để quản lý nguồn lợi thuỷ sản.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hồi Viện trưởng viện kinh tế và quy hoạch Thủy sản Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn khi trả lời câu hỏi của phóng viên ông nhận định rằng : “ Quản lý tổng hợp ven biển việt nam tr ước hết phải quan lý một thiết kế hệ thống chính

sách mang tính liên ngành, đa m ục tiêu, và việc quản lý đa ngành sẽ tùy theo từng bước, từng cấp độ. Đồng thời cũng có những giải pháp kĩ thuật ứng cứu những sự cố, xây dựng kế hoạch lồng ghép trong quy hoạch lâu dài vùng bờ, tổ chức lại không gian vùng bờ biển theo mục tiêu phát triể bền vững. Đó là mô hìnhĐồng quản lý ”.

Để tiến hành Mô hình đồng quản lý trước hết chúng ta phải triển khai những công việc cụ thể sau:

- Tổ chức cộng đồng: là kiện toàn lại thôn, làng theo hướng tự quản, là phát huy quyền dân chủ đến người dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Xây dựng Làng cá văn hoá, quy ước làng, quy chế thực hiện dân chủ ở c ơ sở là những vấn đề chính trị nhằm kiện toàn, củng cố cấp hành chính cơ sở thấp nhất từ lâu đời đã mang tính chất dòng tộc truyền thống của ngườiViệt Nam.

- Phát triển cộng đồng quản lý : Chủ yếu là tạo sinh kế mới (hoặc sinh kế đan xen) góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống ngư dân và nâng cao nhận thức của ngư dân về công tác bảo vệ nguồn lợi Thủy sản. Việc phát triển năng lực cho tổ nòng cốt, trong đó có trưởng thôn được trực tiếp thực hiện các mô hình khuyến ngư do cán bộ khuyến ngư hoặc cán bộ khoa học tham gia, h ướng dẫn thì kết quả chuyển giao công nghệ đạt tốt nhất. Cụ thể tại Đầm Nha Phu, ng ư dân chuyển nghề khai thác truyền thống sang nghề nuôi trồng Thủy sản như ươm tôm hùm con, nuôi v ẹm xanh,vv...

- Khôi phục nguồn lợi thuỷ sản: Nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển phục vụ cho việc ổn định nguồn thu nhập từ biển của cộng đồng ng ư dân ven biển và bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Việc phát triển nuôi biển bằng các hình thức như lồng, bè, cắm cọc, dây treo và khôi phục Rừng ngập mặn không những tạo ra các n ơi cư trú cho tôm cá bố mẹ và các ấu trùng tôm cá, mà còn là vật ngăn cản các nghề cấm nh ư giã cào, giã nhủi góp phần khôi phục nguồn lợi Thủy sản ven bờ có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến sự thay đổi bất lợi đến môi tr ường sinh thái như hiện tượng bồi lắng, ô nhiễm môi trường do chất thải trong nuôi trồng Thủy sản, bố trí lồng b è vượt quá khả năng tự làm sạch của vùng nước.

Tất cả ba vấn đề ở phần này cần huy động nhân dân tham gia theo ph ương châm nhân dân và Nhà nước cùng làm.

Ngày nay, có nhiều các biện pháp để khôi phục nguồn lợi Thủy sản v à đa dạng sinh học như thành lập các khu bảo tồn biển với quy mô nhỏ (như dự án khu bảo tồn Rạn Trào ở huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà của IMA) hoặc quy mô lớn theo quy hoạch của quốc gia (như khu bảo tồn biển Hòn Mun Nha Trang của IUCN), thả đá ngầm nhân tạo. Tuy nhiên, các khu bảo tồn biển sẽ được quy hoạch quản lý theo quy chế riêng của Chính phủ. Việc thả đá ngầm nhân tạo cũng là hoạch định của quốc gia. Tranh thủ tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ vào các lĩnh vực này là ưu tiên hàng đầu của Sở Thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà.

Ở giai đoạn này, Sở Thuỷ sản đóng vai trò xâu đầu mối thông qua Trung tâm Khuyến ngư để triển khai các mô hình khuyến ngư tạo ra sinh kế đan xen có sự phối hợp thực hiện của Viện, Trường Đại học, các nhà tài trợ phi chính phủ (NGOs). Phát huy vai trò của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ở giai đoạn này là rất cần thiết để khuôn các thành viên của cộng đồng theo các quy định.

Trong quá trình thực hiện ở giai đoạn này, cũng cần quan tâm đến các chính sách có liên quan đến việc tổ chức cộng đồng, phát triển cộng đồng và quản lý và khôi phục nguồn lợithủy sản.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)