Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 85 - 87)

v. Những đóng góp của đề tài

3.3.5.2. Nội dung của giải pháp

Tại mỗi địa phương trọng điểm nghề cá của huyện nên hình thành mô hình liên kết kinh tế giữa ngư dân với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến hải sản, cung ứng dịch vụ nghề cávà nhà khoa học theo hình thức chi hội nghề cá của địa ph ương mình trên cơ sở gắn liền lợi ích kinh tế giữa bốn bên là chủ tàu, nhà khoa học, người cung ứng dịch vụ nghề cá và nhà kinh doanh thủy sản. Ngoài ra Nhànước tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ, hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động của hiệp hội nh ư hoàn chỉnh cơ chế hoạt động, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, trình diễn kỹ thuật khai thác, nuôi trồng mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh qui hoạch phát triển đội tàu khai thác trên cơ sở nguồn lợi thủy sản đ ược phép đánh bắt…

Mô hình liên kết hình thành nên chi hội nghề cá địa phương được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ2: Mô hình liên kết chi hội nghề cá địa phương

(1)- Nhà nước đầu tư cơ sở hạtầng, hỗ trợ đào tạo nghề…hiệu quả nghề khai thác hải sản được nâng cao, làng cá khang trang hơn, qua đó an ninh - chính trị vùng ven bờ và hải đảo được ổn định, đời sống nhân dân đ ược nâng cao, chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước thành côngở những vùng khó khăn ven biển và hải đảo.

(2)- Trên cơ sở hạ tầng vùng ven bờ được đầu tư, thủy thủ được đào tạo, các tàu cá tiết kiệm được chi phí, nâng cao được hiệu quả khai thác, giảm thiểu đ ược rủi ro, đời sống của ngư dân được nâng cao qua đó kinh tế - xã hội vùng biển phát triển, nhà nước tạo được nguồn thu qua thuế, phí và niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Chính phủ tốt hơn.

(3)- Chi hội nghề cá liên kết giữa các chủ tàu và nhà khoa học, qua đó chủ tàu được học hỏi những kiến thức mới, ứng dụng những thành tựu khoa học của nghề cá, bỏ dần những phương thức đánh bắt lạc hậu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác trên biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

(4) – Nhà khoa học trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học vào thực tiễn, bổ sung những vấn đề thực tiễn vào đề tài khoa học của mìnhđể hoàn chỉnh, qua đó họ tâm huyết hơn với sự nghiệp khoa học của mình và qua chi hội nơi đây là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà khoa học để lý luận và thực tiễn gắn kết, bổ sung và không ngừng hoàn thiện.

Nhà nước Chủ tàu Nhà khoa học Nhà kinh doanh thủy sản Cungứng dịch vụ 11 2 3 4 6 5 8 7

(5) – Nhà kinh doanh, chế biến hải sản định h ướng cho chi hội đánh bắt những sản phẩm mà họ cần, những thông tin về đối t ượng đánh bắt, tiêu chuẩn sản phẩm, phương pháp bảo quản…; ứng vốn cho đội tàu khai thác của chi hội để ràng buộc về bán sản phẩm sau từng chuyến biển kể cả việc ứng vốn d ưới dạng thiết bị, phương tiện bảo quản sản phẩm và phương pháp bảo quản sản phẩm. Qua đó nhà kinh doanh, chế biến hải sản chủ động về nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ

(6) – Qua chi hội, đội tàu khai thác hải sản được hiện đại hóa thiết bị, ph ương tiện đánh bắn, công suất chủng loại tàu phù hợp, nắm được nhu cầu sản phẩm thị tr ường đang cần mà ngư trường địa phương đang có giống loài đó, được ứng một phần vốn cho khai thác hải sản họ sẽ chủ động hơn trong lĩnh vực khai thác và đồng thời khắc phục được tình trạng tiêu thụ manh mún về lượng sản phẩm nhỏ lẻ của từng tàu cá, qua chi hội sẽ có khối lượng sản phẩm khai thác lớn lên (nhờ kết hợp nhiều tàu khai thác) để chủ động đàm phán về giá cả khi tiêu thụ.

(7)– Qua chi hội các nhà cung cấp dịch vụ hải sản (dầu nhớt, ng ư lưới cụ, đá lạnh…) sẽ hiểu nhu cầu của các tàu cá hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ trong từng chuyến biển là bao nhiêu, trong từng năm là bao nhiêu? Qua đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ chủ động đầu tư hoặc kinh doanh đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời và phù hợp để phục vụ đánh bắt cho từng chuyến biển, qua cung cấp với khối l ượng lớn, giá cả sẽ giảm do giảm được chi phí bán hàng, tạo điều kiện cho đội tàu khai thác của chi hội tiết kiệm được chi phí, ngoài ra còn hàng loạt các dịch vụ khác phục vụ cho gia đình ngư dân, thủy thủ sau từng chuyến biển để làng cá ngày càng khang trang, hiện đại hơn.

(8)– Với các dịch vụ cung cấp tận mạng tàu với giá rẽ, phù hợp cho từng loại nghề tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ t àu đỡ vất vã trong khâu hậu cần, họ tăng được thời gian bám biển hơn qua đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nông thôn ven biển – hải đảo.

Ngoài ra đối với chủ nghề khai thác hải sản v à ngư dân khi đã được đào tạo và hiểu biết về pháp luật, một khi đời sống họ v à gia đình họ tốt hơn thì tất yếu vấn đề vi phạm vùng cấm khai thác, loài hải sản cấm đánh bắt sẽ dần chấm dứt, ý thức cộng đồng tốt h ơn và tình làng nghĩa xóm giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn sẽ thấm đậm hợn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)