Sự tham gia huấn luyện và vay vốn của ngư dân

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 54 - 55)

v. Những đóng góp của đề tài

2.2.5 Sự tham gia huấn luyện và vay vốn của ngư dân

Bảng 10: Sự tham gia huấn luyện, tổ chức nghề cá và vay vốn tín dụng của ngư dân

ĐVT: hộ

Hộ Thủ Công Hộ GắnMáy Tổng Cộng

Không Không Không

Tiêu chí sl % sl % sl % sl % sl % sl % T/g huấn luyện - - 30 100 5 1.2 35 98.8 5 2.9 68 97.1 T/c nghề cá 1 3.3 29 96.7 2 5 38 95 3 4.3 67 95.7 Vay tín dụng 18 60 12 40 12 30 28 70 30 42.9 40 67.1

Nguồn: Tập mẫu điềutra

Nhận xét: .

* Thông qua huấn luyện

Hầu hết ngư dân không được thông qua lớp huấn luyện nghiệp vụ nào, chỉ có5 chủ hộ HGM được tham gia lớp nuôi trồng thuỷ sản do Trung tâm khuyến ng ư của Sở Thuỷ sản tổ chức vào năm 2007.

* Hội viên của cáctổ chức

Chỉ có 3 chủ hộ tham gia vào Tổ ngư dân, Hội tương trợ nghề cá, Hội nghề cá, số còn lại không tham gia bất kỳ một Hội nào .

* Sự hỗ trợ vay vốn và tín dụng

HTC có 18 chủ hộ chiếm 60% vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và các chủ nậu. Số vốn vay trung bình của các chủ hộ có vay vốn là 2 triệu VNĐ/hộ .

HGM có 12 chủ hộ chiếm 30% vay vốn NH Nông nghiệp và bạn bè, đầu nậu. Số vốn vay trung bình của các chủ hộ có vay vốn là 3,67 triệu VNĐ/hộ.

Tuy nhiên trong quá trình đánh giá kết quả thì hầu như là lãi xuất của một hộ vay chịu ảnh hưởng đến toàn bộ nghề cá của hộ và mức độ lãi xuất chúng ta xem là bằng nhaucho các nghề bởi lẽ hộ nghư dân vay và đầu tư vào cho rất nhiều nghề khác nhau nên công tác tính lãi vay cho từng nghề là không khả thi và thiếu chính xác. Vậy trong đề tài này, khi đánh giá kết quả chưa đề cập đến vấn đề lãi vay của nghư dân.

Đánh giá:

Trình độ văn hoá của ngư dân không quá thấp, lại có thâm niên nghề biển cao, họ có khả năng tiếp thu những tiến bộ kỷ thuật mới trong chế biến, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nhưng Nhà nước chưa có chính sách quan tâm đến họ như: tập huấn kỹ thuật mới, hướng dẫn nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cao h ơn đánh bắt như nuôi ven biển một số đối tượng hải đặc sản xuất khẩu,vv…Do vậy họ cũng không tha thiết đến vay vốn, cố bám vào các nghề truyền thống hoặc nghề cấm bên cạnh đó quy mô gia đình lại lớn, họ rơi vào vòng lẩn quẩn không có lối thoát là kiếm bất kỳ cái gì có thể bán được ở đầm Nha Phu để sống.Mặc dù có thâm niên cao trong nghề biển nhưng chỉ luẩn quẩn trong đầmnên rất hạn chế trong phát triểnnghề mới to hơn thoát khỏi vùng nước đầm Nha Phu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)