v. Những đóng góp của đề tài
3.3.3 Biện pháp 3: Hỗ trợ vốn, tín dụng và công nghệ cho các hộ nghư dân
3.3.3.1 Sự cần thiết của biện pháp
Xét trên tổng quan nghề cá hiện nay ở Việt Nam, các hộ ngh ư dân ở nông thôn đãđược vay vốn tín dụng hoặc vay từ các nguồn tài chính khác theo các kênh chính thức và không chính thức. Những kênh cho vay vốn chủ yếu hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân h àng Công thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng này cung cấp các khoản vay vốn trợ cấp cho các hộ v à cá nhân ngèo (đến mức 5.000.000đ/hộ). Ngoài ra những ngân hàng còn lại ở trên cho các đôi tượng vay là các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng v à đôi khi là các hộ dân với các khoản vốn lớn. Các kênh cho vay không chính thức là các thành viên trong gia đình và bạn bè, chủ yếu cung
cấp dịch vụ vay vốn và cầm đồ. Nói chung, nguồn vốn tín dụng chính thức phục vụ phát triển nông thôn và nghề cá nói riêng còn hạn chế và chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ký kết một bản ghi nhớ với bộ Thủy sản vào năm 2010sẽ cung cấp vốn vay tín dụng cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản.
Đối với các hộ ngư dân nghề cá nghèo mà cụ thể là các hộ nghư dân ven đầm nha phu thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn vì không có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó việc phát triển một số nghề ươm và nuôi tôm giống cần có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, mà hiện nay hầu hết các hộ ngư dân ven đầm chỉ đủ ăn và đủ sinh sống nên nguồn vốn đầu tư phát triển là hầu như không có.
Công tác khoa học công nghệ cũng còn lạc hậu kiến thức người dân còn kém. Hầu hết chỉ mới học hết cấp tiểu học và trung học cơ sở, nên việc tiếp cận khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế. Việc nuôi trồng v à ươm tôm giống chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chưa tuân đúng một quy trình công nghệ hoàn thiện. Chính vì lẽ đóviệc đầu tư vốn và công nghệ là rất cần thiết để cải thiện và nâng cao hiệu quả nghề cá ven đầm nha phu.
3.3.3.2 Nội dung của biện pháp
Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kí một Bản ghi nhớ với Bộ Thủy sản( Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) sẽ cung cấp vốn vay tín dụng cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản. Công tác thẩm định lập kế hoạch vay vốn cho các khối nghề, cung cấp hỗ trợ khuyến ngh ư kỹ thuật cho người vay, đánh giá môi tr ường đầu tư, cung cấp danh sách người vay vốn tin cậy được tổ chức MOFI hỗ trợ.
Chính vì lẽ đó đối với nghư đân ven đầm nha phu việc giải quyết tín dụng và công nghệ được đề xuất như sau:
- Hỗ trợ ngư dân trong vấn đế thế chấp tài sản, cụ thể là cung cấp tín dụng cho các hộ ngư dân miễn là có sổ đỏ nhà đất chứng nhận sở hữu làm vật thế chấp. Hiện nay chỉ có mức hỗ vay vốn của HTC là 2triệu đồng/hộ chiếm 58.9%, HGM là 3.67triệu/hộ chiếm 29.2%, theo đánh giá c ủa cácngư dân là tương đối thấp.
- Một trong những nguyên nhân cho giải quyết tín dụng cho việc nuôi trồng thủy sản và ươm tôm là địa điểm không phù hợp và trìnhđộ quản lý, công nghệ yếu kém, chính
vì lẽ đó thường xuyên mở các lớp tập huấn cho ng ư dân về kĩ thuật đối với ngành nghề mới, đặc biệt là nuôi tôm và ươm tôm đ ạt hiệu quả cao. Việc áp dụng công nghệ đối với ngư dân ven đầm Nha phu cần phải đảm bảo các điều kiện sau (1) cần ít vốn đầu tư, (2) rủi ro thấp, (3) hoàn vốn nhanh. Và tập trung vào những nghề như ươm tôm, tôm giống và nuôi các nhuyễn thể như vẹm xanh,vv…
3.3.3.3 Lợi ích của biện pháp
Biện pháp này nhằm vào tạo ra cho ngư dân một khoản vốn đủ để đầu t ư, và nâng cao hiệu quả trong quá trình phát triển nghề cá tạo ra thu nhập mới cho ngh ư dân.