Một số bài học rút ra khi phát triển nghề cá Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 38 - 40)

v. Những đóng góp của đề tài

1.4.4 Một số bài học rút ra khi phát triển nghề cá Việt Nam

Nhìn chung qua 40 năm hình thành và phát triển ngành thủy sản Việt Nam nói chung hay nghề cá của chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Công nghiệp hóa nghề cá phải chủ yếu dựa vào sự tích lũy từ nội bộ nghề cá: thực tiễn những thập kỉ qua cho thấy, công nghiệp hóa nghề cá trong điều kiện ch ưa có một nền công ngiệp nặng phát triển đủ sức trang bị cho nghề cá n ước mình, thì phải dựa vào thế mạnh xuất khẩu của một nghề cá nhiệt đới, lấy nguồn thu từ xuất khẩu để nhập khẩu trang bị cho nghề cá, đảm bảo cho nghề cá tái sản xuất giản đ ơn và mở rộng. Trong điều kiện trang thiết bị cho vật tư, kĩ thuật, cho nghề cá của n ước ta còn phụ thuộc vào nhập khẩu tới 2/3 thì ngành cá muốn công nghiệp hóa thì chỉ có một con đường là xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ nhằm trang bị lại cho nghề cá.

- Nên nhớ rằng sự nghiệp công ngiệp hóa nghề cá là sự nghiệp của quảng đại quần chúng nhân dân.

Tóm lại quá trình công nghiệp hóa nghề cá không chỉ bó hẹp trong bản thân nó mà là một mắt xích trong sự nghiệp chung của công nghiệp hóa n ước nhà. Nó tạo ra một nội lực cho sự phát triển tự nhiên của các ngành công nghiệp có liên quan theo sự tác động qua lại dữa cung và cầu của ngành đó.

1.4.5 Định hướng phát triển và một số giải pháp chính nhằm hướng tới sự phát triển của ngành thuỷ sản

* Quan điểm về định hướng phát triển

Phát triểnngành Thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất chất lượng và khả năng cạnh tranh cao có c ơ cấu đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng

tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạnh xuất khẩucao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ng ành nông, lâm, nghư nghi ệp trong các năm tới..

Định hướng tới năm 2020 tiếp tục phát huy lợi thế tiềm năng tr ên cơ sở công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.

Trên cơ sở đó, phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuội trồng thủy sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi nhất là nuôi trên biển nhằm khai thác tiềm năng còn lớn. Giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu.

Để làm được những vấn đề trên, dưới đây là một số giải pháp chính nhằm hỗ trợ phát triển ngành thủy sản nói chung:

* Một số giải pháp

- Cần chính sách huy động nguồn vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất.

- Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu gắn với tổ chức lại sản xuất

- Mở rộng và phát triển thị trường nhằm khai thác hết thị tr ường trong nước và hướng tới xuất khẩu

- Chuyển giao khoa học công nghệ, đầu t ư trang thiết bị và khuyến nghư, hợp tác quốc tế trên mọi mặt

- Phát triển nguồn nhân lực bao gồm những đội ngũ cán bô có trình độ chuyên môn cao.

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI MỘT SỐ NGHỀ LƯỚI CHỦ YẾU CỦA NGH Ư DÂN NGHỀ

CÁ NHỎ VEN BỜ ĐẦM NHA PHU 2.1 Tổng quan về Đầm Nha Phu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)