Hiện trạng nghề cá nhỏ ven bờ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 33 - 38)

v. Những đóng góp của đề tài

1.4.3 Hiện trạng nghề cá nhỏ ven bờ

Hiện nay ở Đông Nam Á, chúng ta ch ưa có một định nghĩa tiêu chuẩn về nghề cá nhỏ. Thông thường người ta thường phân loại nghề cá nhỏ theo các tiêu chí sau:

- Kích thước thuyền đánh cá, cách phân loại này được dùng khá phổ biến ở- Indonesia, Philippines;

- Loại công cụ khai thác, chiều dài thuyền đánh cá và số lượng người lao động được thuê, cách phân loại này được áp dụng tại Thailand;

-Kích thước thuyền cá và ngư trường khai thác ở Hong Kong; - Loại Công cụ khai thác và ngư trường khai thác tài Singapore;

- Phối hợp loại công cụ khai thác v à ngư trường khai thác và kích thước thuyền tại Malaisia.

Ví dụ: Hiện nay ở Thái lan qui định Nh ư sau

- Thuyền không máy, thuyền có máy ngoài boong, thuyền có máy trong boong có trọng tải dưới 10 tấn;

- Sự dụng dụng cụ khai thác đ ơn giản có hiệu quả thấp; - Khu vực đánh bắt không vượt quá 3km tính từ bờ biể;. - Người lao động thường là các thành viên trong gia đình; - Chuyến biển thường kéo dài 1 ngày.

Như vậy nói tóm lại mỗi quốc gia đều có quy định khác nhau về các tiêu chí nhằm quản lý nghề cá nhỏ ven bờ, nó phụ thuộc v à đặc điểm ngư trường và phong tục của mỗi nước. Tuy nhiên nếu chúng ta khái quát chung thì nghề cá nhỏ bao gồm các hoạt động c ủa các tàu thuyền có công suất nhỏ, với ng ư cụ đơn giản và hiệu quả thấp, trong phạm vi ng ư trường gần bờ.

Ở Việt Nam, vùng biển ven bờ được phân thành hai tuyến bao gồm : tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đ ường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý, tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách bờ biển 6 hải lý đến đ ường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý.

* Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến bờ:

- Tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức ngựa được hoạt động tại tuyến bờ;

- Tàu cá tuyến bờ đăng ký tại tỉnh nào chỉ được hoạt động trong tuyến bờ của tỉnh đó;

- Tàu cá tuyến bờ không được hoạt động tại tuyến lộng và tuyến khơi.

* Quy định đối với các tàu cá hoạt động tại tuyến lộng:

- Tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 20 sức ngựa đến d ưới 90 sức ngựa được hoạt động tại tuyến lộng;

- Tàu cá tuyến lộng không được hoạt động ở tuyến bờ và tuyến khơi.

Khái niệm vùng biển gần bờ trong tính toán các ph ương án qui hoạch của Bộ thủy sản là vùng biển tính từ đường đẳng sâu 30 m trở vào đối với vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông, Tây Nam bộ và đường đẳng sâu 50 m nước trở vào đối với vùng biển Trung bộ.

Tàu đánh cá gần bờ là tàu có lắp máy công suất từ 10 mã lực (HP) đến < 90 HP; có đăng ký hành nghề đánh cá tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề đánh cá do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp. Khai thác hải sản gần bờ và nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác hải sản gần bờ vốn có các đặc điểm và yếu tố tác động phức tạp, đa dạng so với khai thác các tài nguyên khác:

-Vốn dài hạn (vốn cố định) cần một l ượng vốn tương đối không lớn để đóng tàu và trang thiết bị cho tàu ra đi đánh bắt, do đó rào cản gia nhập ngành không cao, nếu để tự phát thìđây là hiểm họa làm cạn kiệt tài nguyên môi trường biển.

-Thời gian cho một chuyến khai thác hải sản gần bờ thông th ường qua đêm hoặc kéo dài 3 đến 5 ngày, trung bình mất hơn 2-4 tiếng đồng hồ cho một tàu đi đến ngư trường. Điều này cho thấy rằng đối với các tàu hoạt động từ 3-5 ngày khoảng thời gian tương đối dài để sản phẩm sau khai thác trên tàu, nếu không có các phương pháp bảo quản thận trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản.

- Độ rủi ro không mong đợi cao, chi phí t àu và người lớn.

- Khai thác hải sản gần bờ thuộc các ng ư trường ven Đầm Nha Phu hầu như quanh năm, ngư trường hoạt động của các loài hải sản cũng theo từng vụ. Để đánh bắt hải sản gần bờ có hiệu quả đòi hỏi ngư dân phải xác định đúng ngư trường để đánh bắt dựa trên kinh nghiệm và dự báo khai thác hải sản các vụ do Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng cung cấp, các thông tin bao gồm: ng ư trường khai thác cho các loại nghề chính nh ư : lưới kéo đáy (giã), lưới vây, lưới rê (cản), câu vàng, cá ngừ đại dương, mực ống và mực nang, riêng nghề mành trủ chủ yếu đánh bắt các loại hải sản bị cảm ứng ánh sáng.

Khai thác hải sản gần bờ luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản và bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, vì nó gắn liền với hơn 4000 đảo lớn nhỏ, 3260 km độ dài bờ biển, 112 cửa sông, lạch lớn nhỏ, là chỗ dựa kinh tế truyền thống chủ yếu của cộng đồng cư dân trên 100 huyện ven biển và hải đảo. Ở Việt Nam khai thác hải sản gần bờ mang tính nhân dân rõ rệt, trên 84% sốtàu thuyền ở nước ta tập trung khai thác ở vùng gần bờ và trên

80 % sản lượng khai thác hải sản hàng năm, đây là dấu hiệu rõ nét của tình trạng khai thác quá mức ở vùng này, nguồn lợi hải sản gần bờ nguy c ơ cạn kiệt, lao động nghề cá gần bờ thiếu việc làm. Đứng trước tình hìnhđó Chính phủ đãđưa chương trìnhđánh bắt hải sản xa bờ, khuyến khích chuyển nghề nh ư nuôi tôm, cá, ốc, dịch vụ du lịch… với mong muốn cuộc sống của người dân vùng ven biển có việc làm nhiều hơn, đồng thời các khu bảo tồn sinh học biển được hình thành với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế kết hợp với chính quyền và nhân dân đồng quản lý đã làm hệ sinh thái vùng ven biển phần nào được bảo tồn. Trên cơ sở thực tiễn của các nghề đang hoạt động tại đầm Nha Phu và tham khảo các quy định trên của các nước có thể tạm thời có một số quy định xác định nghề cá nhỏ để cho tiện việc nghiên cứu và quản lý :

- Thuyền không gắn máy và thuyền gắn máy có công suất từ 10 CV trỡ xuống; - Khu vực khai thác trong đầm;

- Sử dụng các công cụ khai thác đ ơn giản có hiệu quả thấp; - Người lao động là các thành viên gia đình;

- Chuyến biển thường là một ngày.

Hiện nay phương pháp chủ yếu và truyền thống để thu gom và đánh bắt cá trực tiếp ở các bãi biển hoặc các bãi trong rừng ngập mặn, vùng cửa sông, đầm phá và vùng châu thổ các sông được thực hiện nhờ vào thủy triều. Các ngư sử dụng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp để đánh bắt tất cả các loại cá, nhuyễn thể giáp xác. Các nghề khai thác n ày cung cấp nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cộng đồng ngh ư dân ven biển. Sự gia tăng dân số đã tạo nên áp lực khai thác rất lớn lên các nguồn lợi này. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn thì hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu ng ười mà sinh kế của họ phụ thuộc vào nghề cá như là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình và khoảng 12 triệu người có một phần thu nhập từ nghề cá.

Nghề cá ven bờ, cách bờ khoảng 4 đến 5 hải lý bao gồm đội tàu thủ công với khoảng 28.000 chiếc và khoảng 45.000 chiếc tàu nhỏ lắp máy công suất nhỏ, khoảng d ưới 20CV. Hầu hết các tàu hoạt động trực tiếp ở các bãi ngang, vùng cửa sông và lên cá tại các cảng. Các nghề cá khai thác chủ yếu l à lưới rê, câu vàng, mành, te và lồng bẫy. Thông thường khi chúng ta thống kê cho các đội tàu này thì không chính xác vì chúng có thể cập bến ở bất cứ chỗ nào dọc theo bờ biển. Hầu hết sản l ượng khai thác được sử dụng nội địa hoặc bán tại các chợ cá nhỏ ở thị trấn hoặc các làng xã, cònđối với các loài cá có giá trị kinh tế cao như cua, ghẹ,vv…thường được bán cho các chủ nậu hoặc các nhà máy chế biến.

Xét về khía cạnh kinh tế xã hội, hộ gia đình vẫn là đơn vị chủ yếu ở cả khai thác và nuôi trồng thủy sản. Năm 2007 ngành thủy sản đã có số hộ gia đình mà nghề cá hoạt động chiếm 4,3% tổng số gia đình và sử dụng khoảng 5,1% lực luợng lao động của cả n ước. Tỷ lệ này cao nhất ở khu vực duyên hải nam trung bộ (9,9 – 11,3) và khu vực châu thổ Mê - Kông(9,1 – 9,8). Hầu hết các ngư dân và người nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ, 77% tổng số hộ nuôi trồng thủy sản có diện tích ao nuôi nhỏ h ơn 0,1ha, 7% số hộ khác có diện tích nuôi từ 0,1 – 0,2ha.

* Các nguồn thu nhập của ngư dân năm 2007 (Cả nước)

Bảng5: Các nguồn thu nhập của nghư dân ĐVT: %

Thủy sản Khu Vực NTTS KTTS DV TỔNG Nông nghiệp Lâm nghiệp Công nghiệp Khác DH. NTB 35.7% 45.5% 0.35 81.5% 3.3% 0.3% 3.5% 11.3% ĐB. MK 53.7% 21.2% 0.9% 75.7% 7.1% 0.7% 5.8% 10.6% C.NC 40.5% 34.9% 0.6% 76% 6.4% 0.5% 5.3% 11.8%

Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Thủy sản năm 2007

Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 75% thu nhập của ngh ư dân. Thu nhập này ở khu vực duyên hải nam trung bộ phụ thuộc vào khai thác thủy sản, hộ ngư dân thường ít có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn vay chính thống và các dịch vụ hỗ trợ khác như nguồn giống có chất lượng cao, hoạt động khuyến ng ư, kiểm soát dịch bệnh và các thông tin thị trường. Khi cơ hội thu nhập của họ bị hạn chế việc di chuyển lao động qua các vùng khác là phổ biến bao gồm việc l àm thuê cho các đội tàu khai thác của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đã có một số hiệp hội ngư dân được hình thành và hiện đang tăng đáng kể như hợp tác xã nghề cá, hội tín dụng đã gắn kết hàng chụcnghìn người tham gia.

Về khai thác thủy sản ven bờ là rất quan trọng đối với người nghèoở Việt Nam, các số liệu lịch sử tổng hợp của Bộ thủy sản đã chỉ ra rằng hầu hết những ng ườisống phụ thuộc vào nguồn lợi Thủy sản là những người đã chuyển sang từ hoạt động nông nghiệp v à đặc biệt là các vùng ven bờ. Hầu hết họ là những người khai thác thủ công và phụ thuộc rất nhiều và khai thác thủy sản..

Xét về khía cạnh nuôi trồng thủy sản các nhóm tham gia vào nuôi trồng thủy sản khá phong phú, bao gồm những người ngèo có thu nhập thấp và cả những người khá giả có

nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, những hộ ngèo cũng tham gia vào nuôi trông thủy sản trong đó đồng bằng sông hồng chiếm 13%, Đồng bằng sông Mêkong chiếm 21%.

Mặc dù nuôi trồng thủy sản góp phần vào việc xóa đói giảm ngèo, tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối với người nghèo là sự thiếu các dịch vụ hỗ trợ nh ư vốn, công nghệ, nguồn giống,vv.. Cho tới nay việc tiếp cận công nghệ trong nuôi trồng thủy sản thường không tập trung vào nhứng người ngèo, tuy nhiên một vài dự án của Bộ thủy sản đã chỉ ra rằng việc tập trung vào sự tham gia của nhóm ng ười nghèo vào nuôi trồng thủy sản tạo ra một số hiệu quả kinh tế đáng kể trong việc cải thiện kinh tế vùng nông thôn. Tuy nhiên vấn đề làở chỗ công nghệ nào tối ưu nhất đối với các hộ dân ngèo khi mà có giới hạn về vốn, trình độ,vv..

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)