v. Những đóng góp của đề tài
2.1.5 Chất lượng môi trường vùng biển đầm Nha Phu
Ở đây chỉ tập trung xem xét một số đặc tr ưng có liên quan đến chất lượng môi trường như các kim loại nặng độc hại, hàm lượng dầu thải, hàm lượng hữu cơ nhiễm bẩn, chỉ số sinh hóa tiêu thụ oxy ( BOD ), chỉ số hóa học tiêu hao oxy ( COD), chỉ số vi sinh coliform và mức độ an toàn vệ sinh hải sản .
- Hàm lượng chất hữu cơ : Thấp nhất so với các nơi khác.
- Nhu cầu sinh hóa tiêu thụ oxy ( BOD ) : Chỉ số trung bình nằm trong giới hạn cho phép.
- Nhu cầu hóa học tiêu thụ oxy (COD) : Dao động 1,9 - 5,18 mg O2 / lit , trung bình 2,46 đến 4,78 mg O2 / lit . Nh ư vậy , COD cao , nước bị bẩn , nhưng khôngảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản .
- Kim loại nặng độc hại : nằm trong giới hạn cho phép .
- Chất lượng môi trường trầm tích : Trầm tích đáy đầm Nha Phu đ ược đặc trưng bởi : (a) Sự ưu thế của cấp hạt bùn-sét ; (b) hàm lượng cao của chất hữu c ơ ; (c) tỉ số phân tử C/ N và N/ P lớn ; (d) các kim loại Fe , Mn v à As ưu thế nhất trong số các kim loại nặng hoạt tính . Hàm lượng trung bình của chúng vượt mức cho phép với hệ số nhiễm bẩn thay đổi từ 2,28 đến 3,48 . Vào mùa mưa các yếu tố này vẫn là các yếu tố gây ô nhiễm chính với hệ số nhiễm bẩn thay đổi từ 1,57 đến 8,67. Ngo ài ra đầm Nha Phu cũng bị nhiễm nitrate ( hệ số nhiễm bẩn 1,26 ) . Đầm Nha Phu có thể đang ở tình trạng ưu dưỡng hóa vào cả 2 mùa với chỉ số ưu dưỡng hóa 1,15 vào mùa khô và 2,43 vào mùa mưa . Tình trạng ưu dưỡng hóa này được quyết định chủ yếu bởi COD (Chỉ số hóa học tiêu hao oxy) . - Hàm lượng dầu
thải : Hàm lượng dầu thải ở vịnh Bình Cang - Nha Trang dao động trong khoảng 0 - 22,43 ..g / lít , trung bình 5,92+7,15 ..g / lít , cũng cho chúng ta thấy rằng vùng biển ven bờ của Khánh Hòa nói chung và dầm Nha Phu nói riêng đã bắt đầu ô nhiễm dầu .
- Chỉ số Coliform : Chỉ số Coliform là chỉ số rất quan trọng trong việc quy hoạch phát triển ngành kinh tế thủy sản . Coliform là nhóm vi sinh vật bao gồm nhiều loài gây bệnh cho hải sản cũng như cho con người và gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy sự hiện diện của chúng với mật độ lớn là một điều vô cùng bất lợi cho việc phát triển ngành Thủy sản cũng như môi sinh . Sự có mặt của Coliform thông th ường là biểu hiện sự có mặt của các chất thải hữu cơ của con người và sinh vật . Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng Coliform trong vùng biển ven bờ vịnh Bình Cang - Nha Trang đặc biệt cao ( 70 x102 tb / 100 ml ) tại các khu vực nuôi trồng thủy sản phát tri ển. Chất thải từ sông Dinh và các dòng nước khác , hoạt động đánh bắt Thủy sản ( giã cào , giã nhũi ), chất thải sinh hoạt từ các khu dân c ư và nuôi trồng hải sản ven đầm là các tác nhân có khả năng làm thay đổi chất lượng môi trường đầm Nha Phu- vịnh Bình Cang .