v. Những đóng góp của đề tài
3.3.1.1 Sự cần thiết của biện pháp
Có thể nói rằng, từ khi xã hội loài người xuất hiện cho tới nay thì nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày một gia tăng theo cấp số nhân. Chính vì lẽ đó, theo thống kê của FAO năm 2004 thế giới có 52% nguồn lợi thủy sản bị khai thác tối đa, 25% bị khai thác quá mức, 16% đang ở vào tình trạng lạm thác và 7% bị cạn kiệt (KTVN-12/06/07). Và cũng từ đó nguồn lợi lại ảnh hưởng tới đời sống vật chất của con ng ười tình trạng thất nghiệp của ngư dân, đánh bắt không có hiểu quả kinh tế,vv…xảy ra.
Cường độ ngành khai thác thủy sản đã tăng 500% trong vòng 50 năm qua và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống, tới năm 2030 theo dự đoán của FAO nuôi trồng thủy sản sẽ cung cấp hầuhết nhu cầu về cá của loài người (Onefish, 12/02). Chính vì vậy, chính vì vậy chính sách quản lý nguồn lợi thủy sản của các quốc gia cần có những chiến l ược phù hợp để cải thiện tình hình này(Onefish, 12/2002).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế là bảo vệ tài nguyên thủy sản, đồng thời phát triển theo hướng bền vững. Theo nhận định của các nhà kinh tế học thìđó là thất bại của thị trường, còn dưới góc độ của các nhà làm chính sách thì đó là sự thiếu hiểu quả trong công tác quản lý. Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà theo Hardin(1968) chỉ ra đó là Bi kịch của sở hữu chung.
Xuất phát từ sự nhận thức ch ưa đúng đắn của cộng đồng về quyền sở hữu tài nguyên, dẫn đến hiện tượng “Race for catch” và khai thác quá mức (Open Access). Với việc đ ưa ra quy tắc ứng xủ nghề cá có trách nhiệm, FAO đã giải quyết phần nào áp lực đối với các nhà quản lý thủy sản.
Tuy nhiên, Chúng ta có thể nhận thấy rằng bản thân những quyền sở hữu luôn luôn tồn tại và khách quan. Chúng ta không thể điều chỉnh nó bởi vậy “Bi kịch của sở hữu chung’
chỉ đúng trong một số trường hợp nhất định. Cái mà chúng ta cần được nhắc đến ở đây là các chính sách quản lý của chúng ta đã hợp lý chưa? Yếu tố cộng đồng chúng ta đã nhắc đến hay chưa khi hoạch định chính sách và thể chế?.
Theo kết quả điều tra thì hiện nay nguồn lợi thủy sản ở đầm nha phu đang dần cạn kiệt và xung đột nghề cá diễn ra thường xuyên, hầu hết các hộ nghư dân được hỏi đều trả lời rằng nguồn lợi đang bị đẹ dọa v à ngày càng khó khăn trong quá trình khai thác. Thu nhập từ nghề cá ngày một giảm dần do sản lượng khai thác giảm.
Các hoạt động bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản ở đầm Nha Phu đã được phát động và thực hiện từ nhiều năm nay nh ưng xem ra vẫn chưa cải thiện được nhiều. Tình trạng giã cào, giã nhũi, xiết điện vẫn chưa được giảm. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cần làm gìđể việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở đầm Nha Phu đạt kết quả, việc nâng cao nhận thức ng ười dân là vấn đề không đơn giản .
Từ kinh nghiệm hoạt động xã hội của nhiều nhà quản lý cho rằng :
Từ trước tới nay các phong trào hoạt động ít thành công vì ta thường lên lớp và trao xuống trọn gói, áp đặt các biện pháp giải quyết từ A đến Z: một là , hai là, ba là ... và kết quả là người dân thờ ơ với lợi ích chung. Hô khẩu hiệu, giảng dạy theo kiểu đọc diễn văn từ trên dội xuống sẽ vô ích, dân bắt buộc phải tham dự một cách thụ động. Họ không thấy liên hệ với vấn đề và coi đó là chuyện của người khác. Do vậy trước những vấn đề của xã hội, hãyđể cho người dân xem xét, phân tích và tìm ra biện pháp để giải quyết những vấn đề của chính họ. Khi ý kiến xuất phát từ họ thì họ mới tha thiết thi hành. Cần thiết hình thành những nhóm nhỏ để họ t ương tác với nhau, nhiều ý kiến nảy sinh nhất là nhiều mối liên hệ được củng cố làm cho họ cảm thấy phải cam kết với nhau. Cam kết ở đây không cần giấy tờ nhưngrất có hiệu quả vì nó xuất phát từ tinh thần, tình cảm. Xã hội ta hơi lạm dụng sự cam kết trên giấy tờ, việc làm này chỉ là hình thức nên không hiệu quả .
Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên một phạm vi rộng lớn và có cái nhìn khái quát về quản lý thủy sản. Đối tượng mà chúng ta cần nhắm tới là những cộng đồng dân c ư sinh sống và hoạt động thường xuyên với nguồn lợi. Khoảng cách giữa các nhà quản lý và cộng đồng phải được thắt chặt trong các thể chế chính sách đ ược ban hành.
Một giải pháp rất hữu hiệu có th ể đáp ứng được các yêu cầu trên, đồng thời hạn chế được những khuyết điểm trong “ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm” đó là mô hình” Đồng Quản Lý”.