v. Những đóng góp của đề tài
3.3.2 Biện pháp 2: Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với nghề các ủa nghư dân ven đầm
đầm
3.3.2.1 Sự cần thiết của biện pháp
Với xu thế nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt mà đặc biệt là nguồn lợi thủy sản gần bờ. Mặt khác ngư dân ven đầm nha phu chủ yếu là tàu thuyền công xuất nhỏ không thể khai thác ở những vùng xa bờ. Chính vì lẽ đó phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng phát triển mang lại nhiều triển vọng nhất đối với ng ười dân nơi đây nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
Với đặc thù của ngư dân ở ven đầm nha phu là học vấn thấp, đồng thời kĩ thuật nuôi trồng thủy sản chưa có nhiều chính vì lẽ đó việc chọn đội tượng nuôi phù hợp với nghư dân là rất khó khăn. Bởi vậy, Các đối t ượng nuôi trồng cho người nghèo nên thoả mãn các yêu cầu sau: Dễ nuôi, không phải cho ăn, chỉ quản lý và biết thu hoạch có kiểm soát và vệ sinh môi trường; có đầu ra tương đối ổn định; đầu tư vốn ít. Các loại nhuyễn thể không phải cho ăn là đối tượng nuôi phù hợp nhất cho ngư dân nghèo.Ðối với các hộ phụ thuộc vào đánh cá 100% thì có thể chuyển sang các sinh kế đan xen nh ư ương tôm hùm con k ết hợp với nghề lặn tôm hùm con, hoặc đánh cá kết hợp với nghề nuôi phát dục tôm sú bố mẹ. Cụ thể tại Đầm Nha phu theo nghiên cứu thì có thể nuôi những loài như Sò huyết, vẹm xanh; ngao; ươm tôm hùm con.
- Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn th ường xuyên cử cán bộ xuống tập huấn kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người dân, đồng thời phát hiện những đối t ượng nào phù hợp với điều kiện môi trường nuôi và đặc thù của nghư dân vùng ven đầm
- Nghư dân ven đầm nên tìm hiểu và phát triển nghề truyền thống kết hợp với nuôi những đối tượng phù hợp như nghề lưới cá kết hợp với nuôi tôm sú phát dục bố mẹ, ương tôm hùm con kết hợp với nghề lặn tôm h ùm con,vv…
3.3.2.3 Lợi ích của biện pháp
Tạo ra hiệu quả kinh tế cao h ơn so với một số ngành nghề truyền thống, đồng thời tạo nguồn thu nhập đa dạng và phong phú hơn. Nâng cao đ ời sống của ngư dân ven đầm.