Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 26 - 103)

v. Những đóng góp của đề tài

1.4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam

Trong lịch sử phát triển lâu dài của ngành thuỷ sản ở nước ta đã sớm là một quốc gia biển. Đánh bắt hải sản, vận tải biển, và buôn bán trên biển đã là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá Đông Nam Á. Cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, nghề cá Việt Nam vẫn còn ở trình độ thô sơ, lạc hậu, chưa trở thành một ngành sản xuất vật chất có vị trí t ương xứng với tiềm năng thuỷ sản lớn lao của mình và những đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội. Sau năm 1954, cùng với việc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất ở miền Bắc, phát triển sản xuất thuỷ sản trở thành một tất yếu khách quan, một đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế ở nước ta.

Tháng 4-1960, tổng cục thuỷ sản được thành lập trực thuộc Bộ nông lâm. Đây là một mốc quantrọng trong quá trình xây dựng ngành thuỷ sản. Bộ hải sản được thành lập năm 1967, 2 năm sau, cục nuôi cá nước ngọt trực thuộc Bộ nông nghiệp đ ược chuyển về Bộ hải sản. Năm 1981, Bộ thuỷ sản đ ược quyết định thành lập. Hiện nay tổ chức ngành thuỷ sản bao gồm ba hệ thống: Hệ thống quản lý h ành chính nhà nước từ Bộ thuỷ sản ở Trung ương đến các Sở thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố ven biển, Sở nông nghiệp và phát triển thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố còn lại, hệ thống các Viện nghiên cứu, Trường Đại học Thủy sản, các trường trung học thuỷ sản, các đơn vị sự nghiệp, hệ thống các doanh nghiệp bao gồm các tổng công ty và các doanh nghiệp thuỷ sản thuộc mọithành phần kinh tế,các HợptácXã, hộ khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá ở khắp các địa phương trong cả nước.

Cùng với sự phát triển của ngành, các hội nghề nghiệp và tổ chức quần chúng lần l ượt ra đời. Hiệp hội nuôi tôm xuất khẩu Việt Nam ra đời năm 1989, là tiền thân của Hội nuôi thuỷ sản hiện nay. Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra đời năm 1992vàHội nghề cáViệt Nam đã ra đời. Các tổ chức này đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của ngành Thuỷ sản. Một sự kiện quan trọng khác của ngành là pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản do chủ tịch hội đồng Nh à nước ban hành ngày 05/05/1989.Sau đó Cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đ ược thành lập đã tạo cơ sở pháp lý và tổ chức để ngành thi hành pháp lệnh nêu trên,đồng thời đã ra đời Luật thuỷ sản được Quốc hội nước ta thông quangày 26/11/2003 tạikỳ họp thứ 4 khóa XI,cóhiệu

lực thihành từ01/07/2004, tạo khung pháp lý cho sự phát triển của ng ành được bền vững và có hiệu quả.

Hơn bốn mươi năm qua, kể từ ngày thành lập cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên của ngành, thuỷ sản Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vào cuối những năm 50, nghề khai thác thuỷ sản ở miền bắc chỉ mới có thuyền và nghề thủ công là chủ yếu, tổng công suất máy t àu đánh cá chỉ mới đạt khoảng 400 HP, tổng sản lượng phấn đấu ở mức 110.000 tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn không đáng kể. Từ năm 1981, với cơ chế tự cân đối, tự trang trải trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngành thuỷ sản bắt đầu thời kỳ phát triển mới, ổn định v à tăng trưởng liên tục. Sản lượng thuỷ sản toàn ngành năm 1990 đạt 890,6 ngàn tấn, tăng 48,3% so với năm 1980. Năm 1993, ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định “xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn” (NQTƯ V tháng 6- 1993 về đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn). Đ ến năm 1995, sản lượng khai thác hải sản tăng 47% so với năm 1991, sản l ượng nuôi thuỷ sản cũng tăng khoảng 2,4 lần. Nhịp độ tăng tr ưởng trung bình năm là 7%.

Đến năm 2005, tổng sản lượng thuỷ sản 3.432,8 nghìn tấn, tăng so với năm 2000 152,53%, sản lượng khai thác đạt1.995,4nghìn tấn, tăng120,13% so với năm2000. Tổng công suất máy tàu khai thác đạt hơn5,3 triệu HP với 90.880 tàucágắnmáy. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đãđạt 2,65 triệu USD, tăng khoảng 180% so với năm 2000, (báo

cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2005, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội năm2006củangànhthủy sản).Hàng năm ngành thuỷ sản thu hút hàng trăm ngàn lao động mới, chủ yếu là lao động nông thôn cótầm quan trọng trực tiếp đối với hơn17 triệu dân sốngở các địa phương ven biểnvà hải đảo.

Từ năm 2001, ngành thuỷ sản tập trung nâng cao chất l ượng quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý ngànhở các địa phương, phân cấp mạnh tới các cơ sở sản xuất. Mặt khác, tích cực hạn chế và khắc phục tính tự phát, tăng cường hiệu quả và phát triển bền vững, trong năm2005ChínhPhủ đãbanhành 6nghị định hướng dẫn thihành LuậtThủysản,là các cơ sở pháp lýquantrọngđểtriển khaicác chương trìnhphát triểnngànhthủy sản theo hướng công nghiệpvàbền vững.

* Tình hình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản

Những nghiên cứu đầu tiên về hệ cá ở Đông Dương đã được PELLEGRIN (1905) và CHABANAUD (1926) công bố, trong đó chủ yếu ở Trung bộ, Nam Bộ Việt Nam và vịnh

Thái Lan. GRVEL (1925) đã mô tả một số loài cáở vịnh Bắc Bộ và sự ra đời của viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang vào năm 1923 đã đánh một mốc mới trong lịch sử nghiên cứu cá biển ở Việt nam. Tàu nghiên cứu được trang bị lưới kéo đáy DELANESAAN (1000 HP) đã thực hiện nhiều chuyến đi nghiên cứu vào những năm 1925 - 1929 và tiếp đến năm 1940 đã thu được nhiều kết quả rất c ơ bản. Chẳng hạn trong báo cáo của viện năm 1925- 1926, CHEVEY viết: “Đã tiến hành đánh cá trong tất cả các giai đoạn trong năm ở vùng ven biển Đông Dương và bắt đầu trong vịnh Bắc Bộ từ 1925 cho đến cửa vịnh Thái Lan”.

Năm 1927, Nhật Bản đã đưa tàu lưới kéo đáy HAKUHO MARU (333 BRT) đánh cá thực nghiệm ở vịnh Bắc Bộ. Ngay năm sau lại gửi t àu lưới kéo 361 BRT đến đánh cá ở vịnh, từ đó cứ tăng lên cho đến năm 1937 đã có tổng số 20 tàu đánh cá ở vịnh. Một số kết quả hiện nay còn tìm thấy trong công trình của SHINDO (1973). Năm 1935 - 1936 Đài loan đã đưa tàu nghiên cứu nghề cá SHONAN (680 HP) nghiên cứu ở phía bắc biển Việt Nam. Các loại hoạt động nghiên cứu đã đưa lại kết quả là đến thời kỳ trước Đại chiến thế giới lần thứ II,các tàu đánh cá ngoại quốc đến biển Việt Nam đánh rất nhiều và Nha Trang trở thành căn cứ hậu cần cho nghề cá.Ở Vịnh Thái Lan cho đến cuối những năm 50 hầu như chưa có hoạt động nghiên cứu nghề cá gì, việc nghiên cứu chỉ do Thái Lan và Malaixia thực hiện. Từ năm 1960 d ưới sự giúp đỡ của cộng ho à Liên bang Đức đã sử dụng lưới kéo đáy để nghiên cứu nguồn lợi cá đáy và đã thu được nhiều kết quả to lớn, từ đó nghề lưới kéo đáy phát triển mạnh mẽ và dẫn đến sau một thời gian ngắn nguồn lợi hải sản đã bị suy giảm nghiêm trọng.

Năm 1959- 1961, Việt Nam đã hợp tác với Trung Quốc nghiên cứu hải dương và nghề cáở vịnh Bắc bộ. Đã sử dụng tàu nghiên cứu Hải Điều trang bị lưới kéo đáy 250 HP. Các tài liệu thu được khá toàn diện, tạo điều kiện để hiểu đ ược tình hình vàđặc điểm chung của nguồn lợi cá tầng của vịnh.

Gần như cùng thời gian đó, Việt Nam và Liên Xô hợp tác nghiên cứu vịnh Bắc bộ và các vùng lân cận. Ngoài tàu nghiên cứu PELAMIDA (1000 HP) đ ược trang bị lưới kéo đáy,và còn có tàu ORLIK (800 HP) chuyên đánh cá nổi bằng nghề câu vàng, tàu ONADA và NORA đánh lưới vây. Phạm vi nghiên cứu của đoàn bao gồm cả khu vực Hoàng Sa, Trường Sa xuống tận phía nam của biển Đông. Ngay sau khi kết thúc hoạt động của 2 đoàn nghiên cứu trên,ở Hải Phòngđã thành lập trạm nghiên cứu Cá biển (1961) trực thuộc Vụ

Ngư nghiệp, Bộ nông nghiệp và Trạm nghiên cứu Biển (1962) thuộc Uỷ ban khoa học - kỹ thuật Nhà nước để tiếp tục đảm nhận vai trò nghiên cứu nghề cá và hải dương học cho đến ngày nay. sau một thời gian hoạt động hai trạm tr ên đã phát triển thành viện nghiên cứu Hải sản.

Sau khi nước Việt Nam thống nhất, tháng 3 năm 1977, viện nghiên cứu Hải sản đã được tiếp nhận tàu nghiên cứu biển Đông (1500 HP) do Na Uy viện trợ. Việt Nam là một nước có tàu nghiên cứu nghề cá tốt nhất trong khu vực Đông Nam á. Tàu trang bị lưới vây, lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, câu vàng và hệ thống thiết bị thuỷ âm SIMRAD và máy tính phân thuỷ âm Hewlett Parkard khá đồng bộ.

Tàu nghiên cứu biển Đông đã hoạt động trong một chương trình nghiên cứu 3 năm để nghiên cứu nguồn lợi cá vùng biển gần bờ Việt Nam. Tổng số đã thực hiện 24 chuyến nghiên cứu, qua đó đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về nguồn lợi cá ở n ước ta. Giai đoạn 1979 – 1988, chương trình nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt nam do Liên Xô và Việt Nam hợp tác đãtiến hành 33 chuyến khảo sát trên các loại tàu từ800 HP đến 3800 HP, một thời gian dài sau đó vì nhiều lý do khác nhau mà côngtác điều tra nghiên cứu nguồn lợihảisản bị hạn chế và gián đoạn. Năm 1995– 1997, với sự tài trợ của tổ chức JICA NhậtBản, 4 chuyến điều tra nghiên cứu nguồn lợicánổi bằng lưới rê trên tàu Biển Đông đãthực hiệnở vùng biển gần bờ vàxa bờtừ8°00Nđến 18°00N. Dự án đã đưa ra các kếtquả về một số đặc điểm sinh học, sự phân bố năng suất đánh bắt theo không gian và thời gian của các loàicá nổi đại dương kinh tếquan trọngcũng như các chỉsố độphong phú của chúng trong phạm vi nghiên cứu. Dự án cũng đã kiến nghị Việt nam cần tăng cườngcáchoạt động nghiên cứu nhằm đưa ra cácchỉsố đánhgiánguồn lợiphụcvụcho sự phát triển nghề cá.

Năm1996, dự án đánhgiánguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRVI) do DANIDA tài trợ đã được thực hiện ởViện nghiên cứuhảisản.Các kếtquả thu được đã định hướng cho sự phát triển nghề cáViệt Nam.Sau đótừ năm2000đến nay, dự án đãhợptác vớiđề tài điều tra nguồn lợicá đáyvàgần đáycủa Việt Namở vùng biểnVịnh Bắc bộ,Đông Tây Nam bộ, điều tra cá nổi ở vùng biển miền Trung và Đông nam bộ. Kết quả thu được là những đầu ra quan trọngcủa dự án đónggóp vào tổng quan nguồn lợihảisản. Nhiềubáo cáo khoahọc về nguồn lợi,khả năng của nguồn lợivà cácbáocáo sinhhọc khác đã và sẽ

được thực hiện nhằm cung cấp một bức tranh toàn diện hơn vềthực trạng nguồn lợi biển Việt Nam.

1.4.2.2 Hiện trạng khai thác hải sản ởNước ta

Việt Nam có một đường biển dài 3260 km kéo dài từ Móng Cái (thuộc tỉnh Quảng Ninh)ở phía Đông Bắc đến Hà Tiên (thuộc tỉnh Kiên Giang)ở phía Tây Nam của tổ quốc. Diện tích lãnh thổ trên biển của Việt nam vào khoảng 226.000 km2, chúng thuộc bốn khu vực được phân chia rõ ràng về thuỷ văn tương ứng với bốn đơn vị quản lý về đánh bắt đó là Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung, khu vực biển miền Đông Nam Bộ và vùng vịnh Tây Nam Bộ.

Có ba khu vực phân bố cho các hoạt động đánh bắt nổi trên biển là vịnh Bắc Bộ ngoài khơi châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam, các vùng gần bờ ngoài khơi châu thổ sông Mê Kông và vịnh Thái Lan thuộc khu vực gần bờ của biển Tây Nam. Khai thác các loài cá nổi phát triển chủ yếu ở các thềm lục địa dốc thuộc biển miền Trung Việt Nam và khu vực biển Đông Việt Nam.

Phần lớn các loàicácủa biển nhiệt đới có chu kỳ sinh tr ưởng ngắn và tốc độ sinh sản nhanh. Ngoài ra, ở các khu vực biển xa bờ còn có một số loài cá di cư. Có khoảng 70 % trong tổng số 1900 các loài cá biển được xác định là loại cá đáy sinh sống ở ven bờ và các khu vực bờ biển ở độ sâu dưới 50m. Khoảng 130 số loài cá hoặc 6 % số loài có giá trị kinh tế. Các loài giáp xác (1600 loài) và thân mềm khoảng 2500 loài cũng rất đa dạng và nhiều loài có gía trị kinh tế.

Trữlượngcá toàn bộ vùng biển Việt Nam khoảng 3.072.800 tấn. Sản lượng khai thác bền vững hàng năm được ước tính vào khoảng 1.426.600 tấn, (nguồn: Viện nghiên cứuhải

sảnHảiphòng). Tổng sản lượng đánh bắt hải sản đạt khoảng 1,9 triệu tấn trong năm 2005. Đây là mức sản lượng đã vượt xa mức sản lượng khai thác bền vững hàng năm của nguồn lợi hải sản. Điều đáng nói là phần lớn sản lượng khai thác này (khoảng 80%) tập trung chủ yếu ở các vùng nước gần bờ (có độ sâu từ 50 m n ước trở vào). Tàu thuyền đánh cá phần lớn là vỏ gỗ, các loại tàu vỏ thép, xi măng lưới thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể. T ừ năm 1997, với chính sách ưu đãi cho vay vốn đầu tư đóng tàu khai thác xa b ờ, kết quả đã gia tăng số lượng lớn tàu thuyền và sản lượng khai thác xa bờ (tính đến cuối năm 2003, số tàu có khả năng khai thác xa bờ chiếm khoản 24,3%; sản lượng khai thác xa bờ đạt khoảng 553.000 tấn, chiếm 38,8% tổng sản lượng khai thác năm 2003). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện

chương trình nàyđã bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế nh ư việc chuyển đổi nghề nghiệp còn lúng túng và chậm, hiệu quả thấp, phần lớn chủ thuyền không trả được nợ vay đúng hạn nên đến năm 2005 chương trìnhđánh bắt xa bờ đã dừng lại để đánh giá và tìm biện pháp có hiệu quả hơn.

Trong năm 2005, số lượng tàu thuyền có động cơ là 90.880 chiếc giảm so với 2003: 581 chiếc. Tuy nhiên tổng công suất tăng đáng kể, từ 4.103.109 HP(năm 2003) lên đến 5.317.447 HP (năm2005),điềunày cho thấy số tàu thuyềncócông suấtnhỏ đã giảm đáng kể, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các tàu thuộc loại công suất nhỏ dưới 45 HP.

Năng suất đánh bắt bình quân cho 1 HP năm 1976 là 1,1 tấn; năm 1980 là 0,8 tấn; đến giai đoạn 1986 – 1990 tăng lên 1 tấn/HP/năm. Từ năm 1991 trở đi năng suất giảm dần còn 0,7 tấn/HP và đến năm 2005 chỉ đạt 0,38 tấn/HP, nguyên nhân chính là tốc độ phát triển tàu thuyền quá nhanh trong khi đó nguồn lợi thủy sản có xu hướng cạn kiệt.

1.4.2.3 Nuôi trồng thủy sản

Theo thống kê của FAO thì hàng năm sản lượng nuôi trồng thủy sản của n ước tăng khoảng 12% năm cả nuôi trồng thuỷ sản n ước ngọt và nước mặn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2006 khoảng 1694 triệu tấn, tồng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 1.990.000 ha, trong đó vùng nư ớc nội địa là 741.000ha, vùng bãi triều là 619.000ha và vung vịnh, đầm phá là 350.000ha.

Hiện nay nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo vùng, mỗi vùng có xu hướng phát triển khác nhau. Cụ thể chia theo các vùng sau:

- Khu vực duyên hải Bắc bộ: bao gồm 5 tỉnh duyên hải là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình. Nuôi trồng thủy sản đã rất phát triển cả nuôi n ước ngọt và nước lợ và nuôi biển với tiềm năng khá lớn. Nuôi lồng bè trên biển đã phát triển nhanhở Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long, hai vùng di sản thiên nhiên.Ở khu vực này phát triển nuôi các loài nhuyễn thể, cua, rong biển va tôm. Khu vực này có 52 trại sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội một số nghề lưới chủ yếu của ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ đầm nha phu (Trang 26 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)