Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 38 - 43)

9. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

ĐHNVHN là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ, được thành lập được thành lập ngày 14/11/2011 (tiền thân là Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I). Trường được Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; NCKH và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập và mở cửa. Đến nay, ĐHNVHN đã có chiều dài lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển.

- Giai đoạn từ năm 1971 đến năm 2005

Năm 1971, Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương (tiền thân của ĐHNVHN hiện nay) được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng; sau đó đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I (năm 1996) và Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I (năm 2003). Trong giai đoạn này, Trường thực hiện đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp và các trình độ thấp hơn, đáp ứng nhu cầu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chính văn phịng và các lĩnh vực khác liên quan.

- Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011

Ngày 15/6/2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I, nâng cấp từ Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Năm 2008, Trường tiếp tục đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; đồng thời thực hiện các hoạt động NCKH và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cũng trong giai đoạn này, cơ sở Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tại thành phố Đà Nẵng được thành lập với tên gọi ban đầu là Cơ sở Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I tại thành phố Đà Nẵng, sau đó đổi thành Cơ sở Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tại miền Trung với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Giai đoạn từ năm 2011 đến nay

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Nội vụ, nền công vụ và của xã hội về nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg về việc thành lập ĐHNVHN trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.

Năm 2012, Văn phòng đại diện ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, sau đó nâng cấp lên Cơ sở ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định thành lập Phân hiệu ĐHNVHN tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học cho khu vực vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Cũng trong giai đoạn này, Phân hiệu ĐHNVHN tại Quảng Nam được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Trải quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển, ĐHNVHN vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng nhiều huân chương, bằng khen và các phần thưởng cao quý khác. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Nhà trường, ĐHNVHN vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Quá trình phát triển từ Trung cấp lên Đại học thể hiện nỗ lực rất lớn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ nhân lực của nhà trường. Tuy nhiên, với xuất phát điểm từ Trung cấp đi lên, có thể thấy hoạt động NCKH của nhà trường, đặc biệt là việc tạo động lực NCKH cho GV còn nhiều bất cập do đội ngũ nhân lực chưa thực sự lớn mạnh, chưa có nhiều bề dày kinh nghiệm trong công tác NCKH và nhà trường chưa xây dựng được các chính sách tạo động lực NCKH một cách bài bản.

2.1.2. Đặc điểm về quy mô và ngành nghề đào tạo

Từ một ngôi trường chỉ đào tạo đơn ngành, cùng 12 cán bộ với 80 học sinh trúng tuyển tại Lễ khai giảng đầu tiên năm 1973, đến nay, sau khi được nâng cấp lên đại học (năm 2011), ĐHNVHN đã và đang khẩn trương triển khai xây dựng các đề án, chương trình đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết trình Bộ Giáo dục và Đào tạo để mở thêm nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và trình độ cao hơn. Nhà trường cũng từng bước mở rộng quy mô với ba cơ sở đào tạo tại trụ sở chính ở Thủ đơ Hà Nội,

Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh và Phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam; với 23 ngành, chuyên ngành đào tạo bậc đại học và 04 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sỹ.

Hiện nay, Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo trình độ đại học với 23 ngành và chuyên ngành. Trường được phép đào tạo 04 ngành đại học văn bằng 2, bao gồm: Quản trị nhân lực; Quản trị văn phòng; Khoa học thư viện; Lưu trữ học. Đồng thời, Trường cũng được cấp phép đào tạo trình độ thạc sĩ cho 04 ngành học: Lưu trữ học; Quản lý cơng; Chính sách cơng; Ḷt hiến pháp và Luật hành chính.

Từ năm 2012 đến nay, nhà trường đã đào tạo hơn 10.000 người học hệ chính quy và bồi dưỡng cho gần 200.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có hàng trăm lượt cơng chức các bộ, ngành, địa phương của 02 nước bạn Lào và Campuchia.

Với giá trị cốt lõi được xác định là “Uy tín, chất lượng, hội nhập”, ĐHNVHN luôn chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, năng động và sáng tạo để sinh viên và người học phát huy hết khả năng của mình. Cùng với đó, Trường cũng ln coi trọng việc đổi mới, sáng tạo phương pháp giảng dạy, NCKH, tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo quốc tế sâu rộng, lấy đó là kim chỉ nam để nâng cao chất lượng đào tạo.

Có thể thấy, quy mơ và ngành nghề đào tạo của nhà trường có xu hướng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ngành nghề chủ yếu của ĐHNVHN thiên về khối xã hội nên cũng có hạn chế nhất định tới hoạt động NCKH cũng như động lực NCKH của GV trường.

2.1.3. Đặc điểm về đội ngũ giảng viên

Chiến lược phát triển ĐHNVHN từ năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ về xây dựng nguồn nhân lực ở mọi đối tượng (cán bộ quản lý, GV, chuyên viên và nhân viên phục vụ) phải vừa đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý; vừa có chất lượng cao và chuyên nghiệp. Trong đó, lực lượng GV được coi là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định về chất lượng đào tạo, vị thế và thương hiệu của trường.

Đội ngũ nhân lực của nhà trường hiện nay về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng. Nói riêng về đội ngũ GV, số lượng GV đảm bảo tỉ lệ sinh viên/GV theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV cũng đáp ứng yêu cầu đặt ra và ngày càng được nâng cao hơn.

2.1.3.1. Về số lượng và cơ cấu theo giới tính

Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu theo giới tính của giảng viên năm 2021

Đơn vị tính: người Giới tính Số lượng Tỷ trọng Nữ 178 66,2% Nam 91 33,8% Tổng 269 100% (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHNVHN)

Số lượng GV của nhà trường hiện tại là 269 người, tương đối phù hợp với quy mô đào tạo của nhà trường. Xét về cơ cấu theo giới tính, tỷ lệ GV nữ là 66,2%, chiếm tỷ trọng cao hơn so với GV nam (33,8%). Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tới động lực NCKH của GV bởi GV nữ thường có xu hướng ít hoạt động NCKH và ít động lực NCKH hơn so với GV nam do thời gian dành cho NCKH bị hạn chế bởi các cơng việc cá nhân, gia đình.

Bảng 2.2: Độ tuổi của giảng viên năm 2021

TT Độ tuổi Tỷ trọng 1 20-30 tuổi 26.51% 2 31-40 tuổi 46.18% 3 41-50 tuổi 16.67% 4 51- 60 tuổi 10.7% Tổng cộng 100% (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHNVHN)

Về độ tuổi của GV Nhà trường, nhìn chung chủ yếu nằm trong độ tuổi 20-30 (chiếm 26.51%) và 31- 40 (chiếm 46.18%). Theo đó, phần lớn viên chức ở độ tuổi dưới 40 là độ tuổi tương đối trẻ và năng động. Nguồn nhân lực trẻ vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với công tác giảng dạy và NCKH của nhà trường. Về mặt tích cực, có thể thấy đội ngũ GV trẻ sẽ có điều kiện tḥn lợi trong việc học hỏi, thích nghi các phương pháp làm việc mới, hiện đại; dễ dàng hoà nhập với những thay đổi và xu hướng mới; đồng thời có nhiều sự nhiệt huyết và đam mê trong NCKH. Tuy nhiên, ngược lại, đội ngũ GV trẻ sẽ có nhiều hạn chế về kinh nghiệm, về phương pháp giảng dạy và NCKH.

2.1.3.2. Về thâm niên công tác

Bảng 2.3: Thâm niên công tác của viên chức, người lao động năm 2021 TT Thâm niên công tác Tỷ trọng

1 1-5 năm 23.49% 2 6-10 năm 26.71% 3 11- 15 năm 21.49% 4 16- 20 năm 12.45% 5 21- 25 năm 4.42% 6 26-30 năm 4.82% 7 31- 35 năm 3.01% 8 36- 40 năm 3.61% Tổng cộng 100% (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - ĐHNVHN)

Qua bảng số liệu, có thể thấy GV của ĐHNVHN cơng tác với mức thâm niên trên 5 năm chiếm phần nhiều (76,51%) so với mức thâm niên dưới 5 năm (23,49%). Đây là yếu tố thuận lợi trong việc khuyến khích, tạo ĐL cho GV tham gia cơng tác NCKH vì thực tế cho thấy khi các GV đã cơng tác lâu năm thì mức độ tham gia NCKH cao hơn so với các GV mới. Một trong những ngun nhân chính là do những GV có thâm niên trên 5 năm đa phần đều đã làm chủ công việc và nhiệm vụ của mình, có phương pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu.

2.1.3.3. Về trình độ

Biểu đồ 2.1. Trình độ của giảng viên năm 2021

(Đơn vị tính: người)

Trong tổng số GV có 191 thạc sĩ, chiếm số lượng nhiều nhất (chiếm 71,0%); tiếp đó là 59 Tiến sĩ (chiếm 21,9%); 12 người trình độ cử nhân (chiếm 4,5%) và 7 Phó giáo sư (2,6%). Có thể thấy số lượng GV là Phó giáo sư và tiến sĩ còn khá khiêm tốn. Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi xem xét nghiên cứu về khả năng và ĐLNCKH của GV trường.

Thông qua các số liệu thực tế, có thể nhận thấy đội ngũ nhân lực của nhà trường có một số đặc điểm chung như sau:

- Số lượng GV có tính tương đối ổn định và khơng có nhiều sự biến động. Qua đó có thể giảng viên Nhà trường có sự gắn bó lâu dài, mong muốn cống hiên, đóp góp xây dựng Nhà trường. Đây là yếu tố thuận lợi để đội ngũ nhân lực có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển của Nhà trường.

- Số lượng GV nữ chiếm tỷ lệ lớn so với GV nam, đây là yếu tố phần nào hạn chế động lực NCKH của GV trường ĐHNVHN do các GV nữ phải chịu nhiều áp lực về công việc và gia đình, vì vậy thời gian dành cho hoạt động NCKH bị hạn chế kéo theo ĐL NCKH cũng suy giảm.

- Đội ngũ GV có tuổi đời trẻ, có sức khoẻ, ý chí và khao khát vươn lên trong sự nghiệp giáo dục. Đây là yếu tố quan trọng góp phần khơng nhỏ quyết định khả năng phát triển của GV trong tương lai, trong đó có phát triển hoạt động NCKH và tăng cường nhiệt huyết NCKH của GV. Tuy nhiên, những hạn chế về kinh nghiệm và phương pháp trong giảng dạy, NCKH lại là một trong những hạn chế cần lưu ý tác động đến động lực NCKH của GV.

- Về trình độ, đội ngũ GV của trường đều có trình độ chun mơn đáp ứng u cầu; có trình độ ngoại ngữ và tin học; có nghiệp vụ sư phạm; thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước, bồi dưỡng lý ḷn chính trị, góp phần phục vụ tốt cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo và NCKH của Nhà trường.

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)