9. Kết cấu của đề tài
3.1. Sự cần thiết nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên
3.1. Sự cần thiết nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Một là, bản chất của động lực nghiên cứu khoa học là sự khao khát và tự nguyện tăng cường nỗ lực cá nhân của giảng viên nhằm đạt mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Giảng viên giàu động lực nghiên cứu khoa học sẽ làm việc rất nỗ lực, chăm chỉ, có sự phấn đấu cao trong nghiên cứu, định hướng hành động và mục tiêu rõ ràng. Do đó, nghiên cứu về động lực nghiên cứu khoa học giúp những nhà nghiên cứu, nhà quản lý lý giải và dự đốn được điều gì thúc đẩy giảng viên nghiên cứu khoa học và lý do họ thực hiện hành vi này chứ không phải hành vi khác. Qua đó, khuyến khích giảng viên nỗ lực, chủ động, trách nhiệm, sáng tạo trong nghiên cứu; đồng thời, nâng cao đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu.
Hai là, động lực nghiên cứu khoa học chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố nội tại thuộc về bên trong bản thân mỗi người) và yếu tố bên ngồi (tính chất cơng việc, thu nhập,…). Do vậy, động lực có thể thay đổi phụ thuộc vào những điều kiện khách quan: ở bối cảnh này, cá nhân có thể có động lực nghiên cứu rất cao nhưng ở bối cảnh khác lại xuống rất thấp, thậm chí khơng có động lực, có thể bất mãn với cơng việc. Nói cách khác, động lực nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân và gắn liền với đặc thù cơng việc, mơi trường làm việc. Chính vì vậy, các nhà quản lý khơng nên cho rằng điều gì thúc đẩy bản thân làm việc thì cũng thúc đẩy người khác tương tự. Do đó, chủ thể quản lý cần hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến động lực để tác động phù hợp làm giảng viên cảm thấy có động lực.
Ba là, “Động lực làm việc không tồn tại ở dạng chung chung mà luôn gắn với một công việc, một tổ chức, một môi trường làm việc cụ thể” (Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự, 2014). Cùng quan điểm này, Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) cho rằng: “Một điều hết sức lưu ý là các lý thuyết về động lực bị ràng buộc về văn hóa”. Điều này gợi ý rằng, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý cần nhận thấy sự khác biệt về bối cảnh văn hóa để vận dụng và điều chỉnh các lý thuyết cho phù hợp với đặc thù thể chế, nguồn lực, văn hóa và mục tiêu của từng tổ chức. Do đó, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trước đây về động
lực làm việc nhưng đều được thực hiện trong bối cảnh khác biệt, các nhà quản lý không nên vận dụng một cách máy móc vào Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bởi nhiều khác biệt về quy mô, ngành nghề đào tạo, lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm đội ngũ, văn hóa và các nguồn lực của Nhà trường.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bên cạnh những điểm tương đồng với các cơ sở giáo dục đại học cũng có những điểm khác biệt: (1) Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có sứ mệnh nghiên cứu đào tạo, khoa học, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nội vụ và ngành nghề khác có liên quan; (2) Truyền thống của Trường gắn với việc đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và lĩnh vực cơng, đây cũng là lĩnh vực khó đo lường về chất lượng nghiên cứu khoa học và rất ít bài báo quốc tế; (3) Trường mới được nâng cấp lên từ trường cao đẳng, trước đó là trường trung cấp, đội ngũ nhà khoa học còn mỏng, nhiều giảng viên còn thiếu kinh nghiệm trong thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Quốc gia, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế; (4) Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng và đang từng bước tự chủ về chi thường xuyên nên nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học cịn có hạn, chính sách về nghiên cứu khoa học chưa đồng bộ, thiếu ổn định; (5) Trường đang thực hiện việc đánh giá ngoài, tiến tới xếp hạng trường đại học. Trong đó, nghiên cứu khoa học là một trong những nhóm tiêu chí quan trọng phản ánh năng lực, uy tín của Nhà trường, có quan hệ chặt chẽ với kết quả đánh giá ngoài và xếp hạng trường đại học.
Từ các lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc tạo động lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên để vừa nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và vừa đáp ứng các yêu cầu đánh giá ngoài, xếp hạng trường đại học và phát triển uy tín, vị thế của Nhà trường. Do đó, nghiên cứu đề xuất những giải pháp phù hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong việc nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là rất cần thiết.