Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 95 - 96)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh

Để hoạt động NCKH được phát triển tốt thì vai trị của các nhóm nghiên cứu mạnh rất quan trong, các nhóm nghiên cứu mạnh đóng vai trị dẫn dắt, hướng dẫn, định hướng hoạt động NCKH, tạo ra cộng đồng học thuật rộng rãi trong Nhà trường. Nhóm nghiên cứu mạnh đóng vai trị quyết định trong việc giúp các trường đại học phát huy được các tiềm lực và khẳng định vị thế của bởi nhóm nghiên cứu mạnh là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc quy tụ các nhà khoa học trình độ cao nhằm phát huy năng lực sáng tạo, thúc đẩy hoạt động KH&CN, giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng các NNCM trong trường đại học sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học giảng viên có thể phát huy khả năng và ý tưởng táo bạo trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu.

- Nhà trường nên tăng cường hoạt động của các nhóm NCKH mạnh trong trường thơng qua hoạt động của Câu lạc bộ NCKH. Mặc dù Nhà trường đã Ban hành Quy chế tạm thời của CLB NCKH theo Quyết định số 2279/QĐ-ĐHNV ngày 5/10/2018 nhưng thực tế hiện nay, CLB hoạt động rất ít, sản phẩm NCKH chưa có nhiều, chưa tập trung vào thế mạnh của các nhóm NCKH để tham gia các đấu thầu các đề tài các cấp, hay hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động NCKH. Do đó, để tạo lập một mơi trường học tập, rèn luyện NCKH, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của CLB. Ban hành Quy chế hoạt động chính thức của CLB, hướng tới tổ chức sinh hoạt CLB thường xuyên hơn, tạo điều kiện giúp đỡ cho các GV trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. GV ở các Bộ mơn khác nhau, các Khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các cơng trình, vấn đề liên quan… Từ đó tạo lập mơi trường hoạt động NCKH sơi nổi trong Nhà trường. Phương thức hoạt động nghiên cứu tổ chức theo nhóm giúp nhóm nghiên cứu làm việc hiệu quả hơn và dễ giải quyết các vấn đề khó khăm, nhờ cộng hưởng năng lực nghiên cứu của cả tập thể thông qua việc các thành viên

thường xuyên hợp tác làm việc cùng nhau, trao đổi, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm, học hỏi, lắng nghe và phản biện, tận dụng được mối quan hệ và ưu thế của tất cả các thành viên, bù đắp, khắc phục được hạn chế của từng thành viên.

Điều kiện tiên quyết để tạo lập được các nhóm nghiên cứu mạnh là phải có nhà nghiê cứu có kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu tốt, có uy tín và có thể làm thủ lĩnh nhóm, để tập hợp được những đồng nghiệp có cùng chí hướng và là người trùn ngọn lửa đam mê NCKH cho các thành viên trong nhóm. Để phát triển NCKH và tạo môi trường NCKH tốt rất cần những thủ lĩnh khoa học như vậy. Do đó, trường ĐH cần có chính sách ni dưỡng và giữ chân những giáo sư đầu ngành và các GV có vai trị “thủ lĩnh” khoa học của trường. Ngồi ra, trường ĐH nên tăng cường kí hợp đồng với các nhà khoa học giỏi ở ngồi trường để xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh và mở rộng mạng lưới nghiên cứu; chủ động mời các nhà khoa học nước ngồi và có chính sách thu hút họ tham gia hợp tác nghiên cứu đểhình thành các nhóm nghiên cứu có mạng lưới nghiên cứu ở nước ngồi.

Nhà trường cần hình thành các nhóm nghiên cứu từ các Bộ mơn, các Bộ mơn phải là hạt nhân khoa học trong các trường Đại học. Điều này sẽ liên quan đến việc xây dựng các mối quan hệ trong các vấn đề nghiên cứu, duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp và sử dụng nó để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, giúp nâng cao năng suất nghiên cứu. Muốn vậy, người đứng đầu bộ mơn phải thực sự có năng lực khoa học và phải được giải phóng bởi những cơng việc hành chính mang tính chất thời vụ, được tập trung tâm trí và thời gian vào các cơng việc chuyên môn. Bộ môn phải được Nhà trường đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)