Về hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 85 - 90)

9. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số nhận xét về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

2.4.2. Về hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Nhìn chung, hoạt động NCKH ở các trường đại học Việt Nam trong thời gian qua chưa được đánh giá cao về các cơng trình có tầm vóc quốc tế cũng như tính hiệu quả. Ngay tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, mặc dù những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc phát triển NCKH cho đội ngũ giảng viên nhưng hoạt động NCKH của GV vẫn chưa tương xứng quy mô và nguồn lực của Nhà trường. Một bộ phận GV trong trường chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, cịn NCKH mang tính đối phó, chủ yếu thực hiện cho đủ giờ nghiên cứu. Kết quả thống kê cho thấy, việc công bố các bài báo quốc tế, bài báo trong nước ở các tạp chí uy tín, chun ngành cịn thấp; các nghiên cứu nghiêng về học thuật, tính ứng dụng chưa cao; số lượng các đề tài, dự án NCKH cấp nhà nước, cấp bộ còn khiêm tốn. Thực tế này xuất phát từ một số hạn chế trong ĐLNCKH của GV hiện nay như:

Thứ nhất, một bộ phận GV chưa thực sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của NCKH. Đồng thời, họ chưa coi trọng vai trò của NCKH trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy chuyên môn và thúc đẩy sáng tạo, đổi mới trong cơng việc, vì vậy chưa có sự nỗ lực trong nghiên cứu. Có thể thấy rõ điều này qua thực tế việc hầu hết các giảng viên chưa chủ động viết bài, chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu; chưa tích cực tham gia các cuộc thi, giải thưởng NCKH, thúc đẩy sáng kiến.

Thứ hai, mặc dù trong thời gian qua, hoạt động NCKH được nhà trường dành nhiều sự quan tâm nhưng đôi khi vẫn mang nặng tính hình thức và chạy theo số lượng mà chưa đầu tư nhiều về chất lượng. Do vậy, một số giảng viên đăng ký nghiên cứu khoa học cho đủ chỉ tiêu, đủ điều kiện nâng ngạnh/bậc hoặc để đủ tiêu chí xét thi đua, khen thưởng. Chính điều này dẫn đến kinh phí đầu tư cho NCKH bị sử dụng sai mục đích, lãng phí, ảnh hưởng tới động lực của những người nghiên cứu tâm huyết, có trách nhiệm cao.

Thứ ba, vấn đề thu nhập và mức thưởng trong NCKH chưa được giải quyết thoả đáng cho GV. Thơng qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn

đề tiền lương và thu nhập từ NCKH là vấn đề GV cực kỳ quan tâm và có rất nhiều ý kiến khơng đồng ý và phân vân đối với các mức thu nhập và thưởng cho hoạt động NCKH hiện nay. Hậu quả là GV chú trọng vào nhiệm vụ giảng dạy hơn mà không dành sự quan tâm nhiều đến hoạt động NCKH. Đây cũng là một thực tế xảy ra ở nhiều trường đại học trong phạm vi cả nước. Nếu khơng có những chính sách tiền lương và thu nhập phù hợp thì khó có thể khiến các GV kể cả những GV có năng lực NCKH yên tâm và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ NCKH.

Thứ tư, chính sách khuyến khích NCKH cịn thiếu tính đồng bộ, chưa hiệu quả và chưa tạo được ĐLNCKH trong GV. Chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động NCKH còn nhiều vướng mắc: kinh phí dành cho các cơng trình NCKH, đặc biệt là các cơng bố quốc tế cịn khá khiêm tốn và việc phân bổ kinh phí chưa hợp lý. Chính sách khen thưởng, đánh giá và công nhận năng lực NCKH của GV ở một số tiêu chí cịn khá khắt khe và chưa tương xứng với kết quả mà GV đạt được. Các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng năng lực NCKH định kỳ cho GV cịn ít và hạn chế. Chính sách thu hút, ưu đãi GV tham gia vào NCKH cũng chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho nghiên cứu. Chính sách thu hút hoặc khuyển khích các cá nhân, tập thể trong việc thu hút các dự án, các đề tài KH&CN quy mô cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh… về cho nhà trường còn thiếu và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Cơ hội thăng tiến thông qua hoạt động NCKH của GV chưa cao.

Thứ năm, mặc dù nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ NCKH theo nhóm chun mơn nhưng thực chất hoạt động của các nhóm nghiên cứu trên chủ yếu mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp, thiếu bài bản và khơng có định hướng rõ ràng. Vì vậy, các câu lạc bộ NCKH chưa mang lại hiệu quả cao và chưa tạo ĐL thúc đẩy các thành viên thực hiện NCKH một cách nghiêm túc.

Thứ sáu, các điều kiện về môi trường NCKH và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển NCKH cho GV. Vấn đề tự do học thuật chưa được quan tâm nhiều, nhiều tài liệu tham khảo tại thư viện trường chưa cập nhật và chưa phong phú; điều kiện cơ sở vật chất tại thư viện và các trang thiết bị của nhà trường nhìn chung chưa thực sự đáp ứng nhu cầu NCKH của GV, Không gian để giảng viên làm việc, trao đổi, nghiên cứu còn khiêm tốn.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, khơng ít giảng viên có khả năng và tâm huyết với NCKH nhưng vì nhu cầu cuộc sống và tình hình thực tiễn tại cơ quan đành phải giảm bớt thời gian dành cho khoa học, dạy thêm nhiều giờ, tham gia coi thi, quản lý, cố vấn học tập để đảm bảo thu thập và hồn thành các cơng việc thường xuyên do nhà trường và lãnh đạo đơn vị giao.

Hai là, đặc trưng của trường xuất phát điểm từ trường Trung cấp đi lên nên truyền thống nghiên cứu chưa mạnh; năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên nhà trường và tiềm lực phát triển NCKH còn hạn chế. Cùng với đó, giai đoạn chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ của trường từ trường trung cấp lên cao đẳng và đại học diễn ra nhanh chóng khiến số lượng giảng viên giảng dạy đại học còn khiêm tốn so với nhu cầu đào tạo bậc đại học. Vì vậy trong một khoảng thời gian, hoạt động đào tạo được ưu tiên nhiều hơn hoạt động NCKH để đảm bảo chương trình đào tạo. Nhiều giảng viên cịn lên lớp với cường độ cao, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động NCKH. Điều này khiến cho giảng viên chưa coi trọng và cũng như khơng có thời gian dành cho hoạt động NCKH, từ đó dẫn đến số lượng và chất lượng NCKH chưa đồng đều.

Ba là, số lượng GV nữ chiếm tỷ lệ lớn so với GV nam, đây là yếu tố phần nào hạn chế động lực NCKH của GV trường ĐHNVHN do các GV nữ phải chịu nhiều áp lực về công việc và gia đình, vì vậy thời gian dành cho hoạt động NCKH bị hạn chế kéo theo ĐL NCKH cũng suy giảm.

Bốn là, nhiệm vụ NCKH là nhiệm vụ trọng tâm của GV nhưng nhiều GV trốn tránh không thực hiện hoặc không đủ năng lực để thực hiện dẫn đến tình trạng “nhờ cậy”, “xin - cho” trong hoạt động khoa học, hiện tượng nhờ người khác cho cùng đứng tên đề tài, cơng trình khoa học nhằm đối phó với các quy định về giờ nghiên cứu khoa học vẫn còn. Mặc dù nhà trường đã xây dựng quy chế quản lý hoạt động NCKH và đưa hoạt động NCKH là một tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của giảng viên hàng tháng, tuy nhiên, các tiêu chí này đang quá tập trung về số lượng mà chưa đo lường được tốt về chất lượng của nghiên cứu.

Năm là, năng lực ngoại ngữ của các GV trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa đồng đều, khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo và đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu nước ngoài chưa thực sự tốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả

năng NCKH, khả năng thực hiện các đề tài, dự án quy mô lớn và đặc biệt là khả năng thực hiện các công bố quốc tế.

Sáu là, NCKH là cơng việc khó, địi hỏi khả năng tư duy và sáng tạo nên phải có q trình rèn luyện và phát triển dần để từ từ đạt được những kết quả được công nhận từ cấp độ thấp đến cao. Do vậy, việc kèm cặp, định hướng, giúp đỡ, động viên các GV đặc biệt là các GV trẻ trong NCKH là một công việc rất cần thiết. Tuy nhiên, lực lượng dẫn đầu NCKH tại nhà trường còn quá mỏng cịn GV lâu năm thì khơng phải cá nhân nào cũng đủ khả năng NCKH. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang thiếu một lực lượng GV có năng lực, có tâm huyết NCKH để làm những đầu máy đủ lực đưa hoạt động NCKH của nhà trường phát triển.

Ngoài ra, cịn tồn tại một số bất cập trong chính sách, cách thức tổ chức và quản lý khoa học công nghệ của Nhà nước, từ đó có ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách cụ thể tại nhà trường. Một là, luật và các văn bản dưới luật quy định chi 2% ngân sách cho khoa học và công nghệ, mức chi này so với một số quốc gia khác trong khu vực là còn thấp. Hai là, ngân sách đầu tư cho hoạt động KH&CN của ngành giáo dục cũng khá thấp, trong khi đội ngũ nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng, chiếm trên 50% tổng số nhân lực KH&CN của cả nước; số lượng sản phẩm KH&CN của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực KH&CN quốc gia là khá lớn. Ba là, việc chỉ đạo và tổ chức triển khai chính sách quản lí KH&CN, phương thức tổ chức NCKH ở các cấp vẫn còn bất cập, thủ tục hành chính cịn phức tạp; thực hiện chính sách khốn theo sản phẩm KH&CN, nhưng còn yêu cầu nhà khoa học liệt kê quá chi tiết.

Tiểu kết Chương 2

Trong Chương 02, nhóm nghiên cứu đã trình bày khái quát về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức; quy mơ, đặc điểm nhân sự và ngành nghề đào tạo của ĐHNVHN. Trọng tâm của Chương 2 đi vào khảo sát, đo lường động lực NCKH của giảng viên ĐHNVHN và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của họ. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu thấy rằng, ĐLNCKH của giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội khá tốt, tuy nhiên việc nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ cảm giác trách nhiệm và yêu cầu, chỉ tiêu được giao phó do đó chất lượng nghiên cứu cịn thấp, tính ứng dụng chưa cao và còn nhiều bất cập cần cải thiện cho tương xứng với quy mô và vị thế của Trường. Kết quả nghiên cứu tại chương 2 sẽ là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất các nhóm giải pháp tại chương 3 nhằm nâng cao động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)