Nâng cao nhận thức về nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 91)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức về nghiên cứu khoa học của giảng viên

Giảng viên cần nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với hoạt động giảng dạy nói riêng và đối với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Khi nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động NCKH

sẽ tạo cho GV có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao, huy động tốt nhất những phẩm chất tâm lý, ý chí quyết tâm nâng cao chất lượng cơng tác NCKH, là cơ sở để GV say mê, nhiệt tình, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn trong NCKH để vươn lên, phát triển năng lực, tư duy và khả năng sáng tạo của mình. Đó cũng chính là những biểu hiện cao nhất của tính tích cực, tự giác trong phát triển năng lực NCKH của người GV. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp về phía Nhà trường, thực hiện các chương trình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên đối với hoạt động NCKH trong trường Đại học

Nhà trường và các đơn vị trực thuộc Trường cần tăng cường bồi dưỡng và nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ cho GV về vai trò của hoạt động NCKH, đồng thời giúp GV xác định rõ trách nhiệm chính của người GV khơng chỉ có giảng dạy mà cịn bao gồm NCKH. Đây là hai nhiệm vụ trọng tâm hỗ trợ và gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy, GV khơng chỉ thực hiện hiệm vụ giảng dạy mà cần có trách nhiệm thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ này.

Việc nâng cao nhận thức cho GV cần duy trì thực hiện thường xuyên và liên tục thông qua các phương tiện truyền thông trên Website, mạng xã hội, tạp chí, kỷ yếu, tập san của Nhà trường, lồng ghép nội dung truyên thông trong các buổi họp, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề để thu hút GV tham gia vào các chủ đề liên quan. Hơn nữa, cần nhấn mạnh hơn nữa về trách nghiệm NCKH của GV cũng như vai trị lợi ích của NCKH đối với GV, nhà trường và người học trong các buổi tập huấn về kỹ năng và phương pháp NCKH cho GV. Tuy nhiên, việc trùn thơng, tun trùn chỉ có thể đạt hiệu quả liên tục trong nhiều năm để tạo được sự chú ý và từng bước tạo nên sự thay đổi trong nhận thức và quan điểm của mỗi GV, bởi nhận thức của mỗi người là điều khó có thể thay đổi trong một sớm, một chiều. Chỉ khi GV có nhận thức đúng về NCKH thì mới có hành động và mục tiêu phấn đấu, học tập, tự nguyện tham gia hoạt động NCKH một cách tích cực, sáng tạo.

Nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chiến lược KH&CN, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động KH&CN. Quán triệt hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo Nhà trường về hoạt động NCKH. Mặc dù, Nhà trường đã định hướng hoạt động NCKH là những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của một cơ sở giáo dục đại học. Từ khi chính thức trở thành trường đại học, Trường đã kiện toàn, thành lập bộ phận quản lý khoa học, làm nền tảng, cơ sở thúc đẩy hoạt động NCKH phát triển đa dạng, phong phú. Do đó, cần tuyên truyền phổ biến quan điểm chỉ đạo của Nhà trường để viên

chức, người lao động có định hướng hoạt động, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy.

3.2.2. Hồn thiện chính sách về nghiên cứu khoa học của giảng viên

Quy chế được xây dựng nhằm hỗ trợ hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, các nhà NCKH của Trường Đại học Nội vụ đã và đang thực hiện công tác nghiên cứu KH&CN. Từ đây, các nhà khoa học có cơ sở được làm việc theo trình tự bài bản, phát huy vai trị tự chủ, đổi mới sáng tạo trong công tác nghiên cứu phát triển KH&CN để đưa ra những sản phẩm, đề tài khoa học thực sự có chất lượng, gần gũi với thực tiễn và có thể đưa vào áp dụng ngay khi hoàn thành. Hiện nay, Trường Đại học Nội vụ đã ban hành Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN của ĐHNVHN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1692/QĐ- ĐHNV ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng ĐHNVHN) rất cụ thể chi tiết, rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định. Từ những thực trạng đã nêu ra ở chương 2 nhằm để nâng cao hơn nữa chất ĐLNCKH, nhóm tác giả có mạnh dạn đưa ra những đề xuất để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn nữa Quy chế, quy định về hoạt động này như sau:

- Thứ nhất, Bổ sung thêm điều khoản quy định rõ vai trò của các đơn vị trong trường về tổ chức quản lý hoạt động KH&CN như:

Khoa, Viện, Phịng, ban, Bộ mơn và Trung tâm trực thuộc như:

+ Phòng QLKH: Bộ máy tổ chức của Trường trong giai đoạn 2012-2017 đã có phịng Quản lý Khoa học và Sau Đại học, đến năm 2018 lại đổi thành Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học. Mặc dù, phòng cũng được Ban Giám hiệu giao chức năng quản lý KH&CN, nhưng hiện nay tên chính thức thì chưa có Phịng nào phụ trách cơng tác KH&CN. Xác định KH&CN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Nhà trường, thì cần thiết thành lập Phịng QLKH.

+ Các bộ môn: Bộ môn là đơn vị chun mơn về KH&CN của Trường và có các nhiệm vụ như: tổ chức hoạt động KH&CN của giảng viên trong bộ môn; tổ chức sinh hoạt khoa học của bộ môn (báo cáo chuyên đề, trao đổi học thuật...) và các buổi sinh hoạt cần có sản phẩm cụ thể; chủ động đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ NCKH, dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, v.v.. với Khoa, Trường

+ Viện nghiên cứu và phát triển, Trung tâm trực thuộc Trường thực hiện các nhiệm vụ: triển khai các hoạt động KH&CN; gắn kết KH&CN với đào tạo; triển khai các hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ quản lý, dịch vụ về thông tin, tư vấn cho các đơn vị thực tiễn.

+ Các đơn vị hỗ trợ và phục vụ hoạt động KH&CN như: Trung tâm Thông tin Thư viện; Tạp chí Khoa học Nội vụ; Phịng Tài chính – Kế tốn; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hợp tác quốc tế; Phịng Quản trị thiết bị; Phịng Hành chính - Tổng hợp; và các Phịng ban chức năng khác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho GV, nghiên cứu viên của Trường thực hiện các hoạt động KH&CN

- Thứ hai, có thể bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ và quyền lợi trong hoạt động NCKH của giảng viên và nghiên cứu viên vì trong Quy chế Khoa học cơng nghệ chưa có nội dung này. Đây là những nội dung giúp cho giảng viên và những nghiên cứu viên có thể định hướng cho riêng mình. Cụ thể như sau:

+ Về nghĩa vụ của giảng viên, nghiên cứu viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ: hoạt động KH&CN là nhiệm vụ bắt buộc của GV, nghiên cứu viên. GV, nghiên cứu viên phải hoàn thành nhiệm vụ KH&CN hàng năm; GV thực hiện KH&CN có trách nhiệm hồn thành nhiệm vụ được giao và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định hiện hành, chịu trách nhiệm cá nhân về mặt học thuật đối với các kết quả nghiên cứu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính, sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quy định khác; Giữ bí mật về tài liệu, số liệu sử dụng và phân tích trong nghiên cứu theo những quy định hiện hành của Nhà nước và Trường; Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về các hoạt động KH&CN của mình theo yêu cầu của Trường

+Về quyền lợi: Được quyền đề xuất và tham gia đăng ký chủ trì các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp theo đúng các quy định của Nhà nước và Trường; Được ưu tiên khi xét thi đua khen thưởng khi hoàn thành định mức nhiệm vụ KH&CN; Được quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả khi cơng bố kết quả cơng trình NCKH theo quy định hiện hành của Nhà nước; Được Trường hỗ trợ và tạo điều kiện trong các hoạt động KH&CN; Được quyền ký hợp đồng KH&CN với các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài trường, được tham gia hội nghị hội thảo trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của pháp luật

- Thứ ba, xem xét điều chỉnh lại định mức thời gian cho hoạt động KH&CN

tăng lên cho phù hợp với định hướng chung của Nhà trường. Nếu so sánh với một số trường Đại học hiện nay thì định mức NCKH của giảng viên hiện nay đang ở mức thấp so với định mức của các Trường trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, như Đại học Thương Mại (Giảng viên: 600 giờ; Giảng viên chính: 650 giờ; Giảng viên cao cấp: 700 giờ), ĐH Kinh tế Quốc Dân (Giảng viên: 500 giờ; Giảng viên chính: 600 giờ; Phó giáo sư: 600 giờ; Giáo sư và giảng viên cao cấp: 700 giờ).

- Thứ tư, Nhà trường cần có chế tài đối với những GV không nghiên cứu. Hiện nay đối với đa số GV trong Trường, nguồn thu nhập chính đến từ hoạt động giảng dạy. Các GV giành phần lớn thời gian cho hoạt động dạy học, thậm chí dạy thêm cả bên ngồi. Chính vì vậy quỹ thời gian cho NCKH rất ít, hay lơ là trong nghiên cứu. Vì vậy, cần có chế tài để phê bình, kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân, tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ NCKH, hồn thành chậm hoặc sản phẩm NCKH có chất lượng thấp do thiếu nỗ lực hay vì các nguyên nhân chủ quan của tác giả.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh

Để hoạt động NCKH được phát triển tốt thì vai trị của các nhóm nghiên cứu mạnh rất quan trong, các nhóm nghiên cứu mạnh đóng vai trị dẫn dắt, hướng dẫn, định hướng hoạt động NCKH, tạo ra cộng đồng học thuật rộng rãi trong Nhà trường. Nhóm nghiên cứu mạnh đóng vai trị quyết định trong việc giúp các trường đại học phát huy được các tiềm lực và khẳng định vị thế của bởi nhóm nghiên cứu mạnh là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc quy tụ các nhà khoa học trình độ cao nhằm phát huy năng lực sáng tạo, thúc đẩy hoạt động KH&CN, giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng các NNCM trong trường đại học sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học giảng viên có thể phát huy khả năng và ý tưởng táo bạo trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu.

- Nhà trường nên tăng cường hoạt động của các nhóm NCKH mạnh trong trường thông qua hoạt động của Câu lạc bộ NCKH. Mặc dù Nhà trường đã Ban hành Quy chế tạm thời của CLB NCKH theo Quyết định số 2279/QĐ-ĐHNV ngày 5/10/2018 nhưng thực tế hiện nay, CLB hoạt động rất ít, sản phẩm NCKH chưa có nhiều, chưa tập trung vào thế mạnh của các nhóm NCKH để tham gia các đấu thầu các đề tài các cấp, hay hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động NCKH. Do đó, để tạo lập một mơi trường học tập, rèn luyện NCKH, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của CLB. Ban hành Quy chế hoạt động chính thức của CLB, hướng tới tổ chức sinh hoạt CLB thường xuyên hơn, tạo điều kiện giúp đỡ cho các GV trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. GV ở các Bộ mơn khác nhau, các Khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các cơng trình, vấn đề liên quan… Từ đó tạo lập mơi trường hoạt động NCKH sôi nổi trong Nhà trường. Phương thức hoạt động nghiên cứu tổ chức theo nhóm giúp nhóm nghiên cứu làm việc hiệu quả hơn và dễ giải quyết các vấn đề khó khăm, nhờ cộng hưởng năng lực nghiên cứu của cả tập thể thông qua việc các thành viên

thường xuyên hợp tác làm việc cùng nhau, trao đổi, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm, học hỏi, lắng nghe và phản biện, tận dụng được mối quan hệ và ưu thế của tất cả các thành viên, bù đắp, khắc phục được hạn chế của từng thành viên.

Điều kiện tiên quyết để tạo lập được các nhóm nghiên cứu mạnh là phải có nhà nghiê cứu có kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu tốt, có uy tín và có thể làm thủ lĩnh nhóm, để tập hợp được những đồng nghiệp có cùng chí hướng và là người truyền ngọn lửa đam mê NCKH cho các thành viên trong nhóm. Để phát triển NCKH và tạo mơi trường NCKH tốt rất cần những thủ lĩnh khoa học như vậy. Do đó, trường ĐH cần có chính sách ni dưỡng và giữ chân những giáo sư đầu ngành và các GV có vai trị “thủ lĩnh” khoa học của trường. Ngoài ra, trường ĐH nên tăng cường kí hợp đồng với các nhà khoa học giỏi ở ngồi trường để xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh và mở rộng mạng lưới nghiên cứu; chủ động mời các nhà khoa học nước ngồi và có chính sách thu hút họ tham gia hợp tác nghiên cứu đểhình thành các nhóm nghiên cứu có mạng lưới nghiên cứu ở nước ngồi.

Nhà trường cần hình thành các nhóm nghiên cứu từ các Bộ mơn, các Bộ môn phải là hạt nhân khoa học trong các trường Đại học. Điều này sẽ liên quan đến việc xây dựng các mối quan hệ trong các vấn đề nghiên cứu, duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp và sử dụng nó để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, giúp nâng cao năng suất nghiên cứu. Muốn vậy, người đứng đầu bộ môn phải thực sự có năng lực khoa học và phải được giải phóng bởi những cơng việc hành chính mang tính chất thời vụ, được tập trung tâm trí và thời gian vào các công việc chuyên môn. Bộ môn phải được Nhà trường đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động chuyên môn.

3.2.4. Xây dựng môi trường nghiên cứu khoa học của giảng viên

Mục tiêu của giải pháp này nhằm xây dựng môi trường NCKH phù hợp với GV. Không gian NCKH phải thỏa mãn các yếu tố như mối quan hệ hàng ngày với đồng nghiệp vì được kích thích phát triển trí tuệ, dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo có đầy đủ thơng tin mà người NCKH cần, mức độ tự do học thuật của trường cho phép GV thực hiện nghiên cứu mà không bị giới hạn, cơ sở vật chất đáp ứng việc thực hiện NCKH và người NCKH được sắp xếp vào nhóm nghiên cứu phù hợp. Lãnh đạo các trường cần có các giải pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho người NCKH như:

Thứ nhất, Thực hiện phân công công việc cân đối, phù hợp cho GV

họ đảm nhận, họ cịn phải thực hiện nhiều vai trị khác, vị trí khác trong gia đình và ngồi xã hội; nếu xử lý khơng khéo, giữa cơng việc và cuộc sống họ sẽ chọn một trong hai, trong khi hai vấn đề này cần tồn tại song song nhau. Như vậy, nhằm đảm bảo cho giảng viên có thể tạo sự cân bằng trong cơng việc và cuộc sống thì ngồi việc tự cá nhân phải tạo cho mình thời gian làm việc, sinh hoạt hợp lý, thì nhà trường cần có những lưu ý về việc phân công công việc, thời gian hoàn thành những yêu cầu nêu ra để tránh trường hợp quá gấp rút về thời gian gây ra hiện tượng căng thẳng trong cơng việc. Bên cạnh đó, nhà trường cần giao “đúng người, đúng việc” tránh trường hợp khi phân cơng nhiệm vụ khơng đúng với trình độ được đào tạo chuyên môn sẽ gây ra những đáng tiếc về thời gian, hiệu quả công việc, cũng như áp lực khơng đáng có đối với cá nhân đó. Ngồi ra, nhà trường nên đảm bảo cơ cấu lao động và phân công công việc tại các bộ mơn, các khoa nhằm tránh tình trạng q tải trong cơng việc. Nhà trường cịn chú trọng vào các tổ chức Cơng đồn, đồn thể khác hỗ trợ giảng viên trong cuộc sống và công việc, tạo mọi điều kiện tối đa cho giảng viên phát huy hết

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)